Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sản xuất nông nghiệp bằng bùn đáy ao nuôi cá tra thâm canh

Sản xuất nông nghiệp bằng bùn đáy ao nuôi cá tra thâm canh
Ngày đăng: 06/07/2015

Hiện nay, nghề nuôi cá tra đang phát triển mạnh về sản lượng, diện tích thả nuôi, mức độ thâm canh cao và đã hình thành nên một chuỗi sản xuất ngành hàng cá tra. Trong mô hình nuôi cá tra thâm canh thì thức ăn tự chế được sử dụng nhiều, thay nước thường xuyên đã thải ra một lượng chất thải lớn chưa qua xử lý, có khả năng gây ô nhiễm môi trường nước. Khi sản xuất được 1 tấn cá tra thì cần 3,2 - 3,6 tấn thức ăn tự chế biến hoặc từ 1,5 - 1,6 tấn thức ăn công nghiệp.

Thức ăn thừa, chất thải của cá và một số thuốc, hóa chất sử dụng trong quá trình nuôi tạo thành một lượng lớn bùn đáy. Lượng bùn đáy này ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước ao nuôi, sức khỏe cá nuôi và tác động lên môi trường xung quanh, làm ảnh hưởng đến sự bền vững của nghề nuôi. Đặc biệt, các nhà nhập khẩu mặt hàng cá tra phi lê đòi hỏi các quy trình sản xuất sạch có liên quan đến việc xử lý chất thải từ ao nuôi một cách nghiêm ngặt. Các tiêu chuẩn sản xuất đòi hỏi việc lưu giữ và xử lý bùn đáy là rất quan trọng.

Qua nghiên cứu cho thấy, sử dụng bùn đáy ao nuôi cá tra thâm canh để trồng ớt, bắp lai tiết kiệm được chi phí nhiều nhất. Tuy nhiên, nếu vùng trồng hoa màu ở xa khu vực nuôi cá thì chi phí cho vận chuyển bùn đáy ao cá tra sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân.

Nhóm nghiên cứu đề xuất nên nuôi cá tra bằng thức ăn công nghiệp hoàn toàn, chọn loại thức ăn chất lượng tốt. Bổ sung men tiêu hóa cho cá nhằm tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Hỗ trợ hình thành các tổ hay các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bằng bùn đáy ao nuôi cá tra gần vùng nuôi cá tra, giới thiệu đến người tiêu dùng nhằm nêu lên những giá trị tái sử dụng của bùn đáy ao cá tra trong sản xuất nông nghiệp.


Có thể bạn quan tâm

Sơn Dương (Tuyên Quang) Chú Trọng Thâm Canh Mía Sơn Dương (Tuyên Quang) Chú Trọng Thâm Canh Mía

Thực hiện kế hoạch phát triển vùng mía nguyên liệu, hàng năm UBND huyện phối hợp với Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương, tập trung điều tra, khảo sát diện tích đất có thể trồng được mía để lập kế hoạch và chỉ đạo các đơn vị, các xã vùng nguyên liệu mía triển khai thực hiện theo kế hoạch đề ra.

03/01/2015
Bắp, Đậu Nành Sản Xuất Trong Nước Giảm, Nhập Khẩu Tăng Mạnh Bắp, Đậu Nành Sản Xuất Trong Nước Giảm, Nhập Khẩu Tăng Mạnh

Theo Tổng cục Thống kê, tính thời điểm 1-10-2014 tổng đàn bò của cả nước là 5,24 triệu con, tăng 1,5%, đàn heo là 26,8 triệu con tăng gần 2%, còn đàn gia cầm là 327,7 triệu con, tăng gần 3,2% so với năm 2013. Đối với thủy sản nuôi gồm cá tra, tôm (sú và thẻ chân trắng, hải sản…) là gần 3,4 triệu tấn, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2013.

03/01/2015
Nữ Tỷ Phú Vùng Cam Nữ Tỷ Phú Vùng Cam

Từ quyết tâm thoát nghèo, bằng ý chí và nghị lực kiên cường, chị Lâm Thị Nụ, tiểu khu 2, thị trấn Cao Phong (Cao Phong - Hòa Bình) đã mạnh dạn đầu tư vào cây cam. Vượt qua những khó khăn và thất bại, sau 10 năm gắn bó, cây không phụ lòng người, giúp gia đình chị thoát nghèo và trở thành tỷ phú.

03/01/2015
Cam Xoàn Không Đủ Nguồn Cung Cam Xoàn Không Đủ Nguồn Cung

Những năm gần đây, giá cam cam xoàn ở huyện Long Mỹ luôn đứng ở mức cao, từ 27.000 - 50.000 đồng/kg, trong khi chi phí đầu tư cho một công cam xoàn từ 10 - 15 triệu đồng, khoảng 2 năm là cho thu hoạch, mỗi năm 2 đợt trái với năng suất trung bình từ 20 đến 30 tấn/ha. Với giá như hiện nay, sau khi trừ chi phí người trồng cam còn thu lời từ 200 đến 300 triệu đồng mỗi héc-ta. Theo thống kê, huyện Long Mỹ hiện có hơn 300ha cam xoàn, trong đó có gần 100ha đang cho trái.

03/01/2015
Thắng Lợi Của Con Tôm Và Áp Lực Giữ Tăng Trưởng Thắng Lợi Của Con Tôm Và Áp Lực Giữ Tăng Trưởng

Bộ NN&PTNT cho biết, Chỉ thị được đưa ra bởi Ủy ban châu Âu có văn bản gửi Bộ thông báo tình trạng gia tăng đột biến các lô hàng thủy sản của Việt Nam bị cảnh báo vi phạm quy định về hóa chất kháng sinh và đề nghị phía Việt Nam phải có các biện pháp khắc phục khẩn cấp, thông báo lại cho phía họ trước ngày 9/1/2015.

12/01/2015