Sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGap kết quả bước đầu ở cánh đồng mẫu Buôn Choáh

Tuân thủ quy trình sản xuất VietGap
Theo đó, được sự quan tâm chỉ đạo và tạo các điều kiện thuận lợi của chính quyền và các ngành chức năng địa phương, THT đã triển khai thực hiện mô hình sản xuất lúa chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGap trên diện tích 40 ha lúa ở thôn Ninh Giang và thôn Bình Giang; với 25 hộ nông dân thuộc thành viên THT tham gia. Sau 4 tháng gieo trồng, đến nay, toàn bộ diện tích lúa giống RVT đã cho thu hoạch và đạt năng suất cao, chất lượng tốt.
Trong quá trình triển khai, nông dân tham gia chương trình này đều đã được tập huấn về biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý dinh dưỡng tổng hợp (ICM); Trung tâm Chất lượng Nông lâm - Thủy sản vùng 3 xây dựng, biên soạn bộ bài giảng, tài liệu, tổ chức tập huấn và đã được người dân thực hiện theo qui trình.
Hàng tuần, cán bộ kỹ thuật phối hợp với nông dân theo dõi tình hình sinh trưởng, sâu bệnh hại và đã kịp thời đưa ra các biện pháp khắc phục. Lúa chín được thu hoạch bằng máy, phơi bằng bạt nhựa, bạt lưới và hiện đã có 3 điểm xay xát tại xã Buôn Choáh và thị trấn Đắk Mâm được trung tâm công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đánh giá về việc thực hiện quy trình sản xuất lúa VietGap ở cánh đồng mẫu Buôn Choáh, ông Lê Hồng Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Chất lượng Nông lâm - Thủy sản vùng 3 cho biết: “Trung tâm đã lấy mẫu nước tại mương thủy lợi, mẫu đất tại ruộng của các hộ dân để kiểm tra các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm. Qua kiểm tra thấy các mẫu đều đạt tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, người dân địa phương đã có kinh nghiệm canh tác lúa nhiều năm, cần mẫn, chịu khó học hỏi và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đã được tham gia nhiều lớp tập huấn kỹ thuật về sản xuất, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón… nên khi tham gia chương trình sản xuất VietGap đã đạt hiệu quả cao”.
Hướng tới chuỗi giá trị lúa - gạo
Việc thực hiện sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGap tại cánh đồng mẫu ở Buôn Choáh đã mở ra hướng mới trong sản xuất lương thực và hướng tới hình thành được chuỗi giá trị lúa - gạo; bởi vì hiệu quả kinh tế trong mô hình sản xuất lúa theo VietGap cao hơn so với lúa ngoài mô hình.
Theo ông Vũ Hoàng Phú, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp – PTNT huyện Krông Nô thì trong vụ đông xuân này, các hộ tham gia sản xuất lúa theo VietGap từ giống RVT năng suất đạt từ 8,2 – 9 tấn/ha, cao hơn so với trồng các giống lúa khác hoặc cùng giống lúa nhưng sản xuất theo tập quán cũ.
Lợi nhuận của mô hình sản xuất lúa theo VietGap đạt trên 31 – 35 triệu đồng/ha, trong khi sản xuất theo tập quán cũ chỉ đạt từ 18 – 26,5 triệu đồng/ha. Trong quá trình thực hiện mô hình VietGap, nông dân được hưởng lợi từ các dịch vụ phục vụ sản xuất, chất lượng vật tư nông nghiệp và các giá trị tăng thêm cho lúa từ các hoạt động dịch vụ.
Việc áp dụng quy trình sản xuất đồng bộ ở tất cả các khâu từ xử lý giống, làm đất, chăm sóc, quản lý nước đến thu hoạch, bảo quản, sơ chế, chế biến… đã góp phần gia tăng năng suất, chất lượng và giá trị hạt gạo, tăng tính cạnh tranh và lợi nhuận cao hơn.
Việc thực hiện sản xuất cánh đồng mẫu lúa Buôn Choáh được tổ chức liên kết hợp tác khép kín từ đầu vào đến đầu ra. Hiện tại, THT đã có 2 thành viên cung ứng hầu như toàn bộ các vật tư đầu vào như giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời có 2 thành viên thu mua toàn bộ sản phẩm lúa sau khi được chứng nhận với giá cam kết mua cao hơn giá thị trường là 200.000 đồng/tấn.
Có thể bạn quan tâm

Khoảng 4 năm nay, một số nhà vườn ở quận Ô Môn đã chịu khó học hỏi về kỹ thuật và tìm loại cây ăn trái giống mới thích hợp với vùng đất ở đây. Trong số đó, ông Trần Văn Hiện (Bảy Hiện) là người đầu tiên chuyển sang trồng cam xoàn tại khu vực Thới Hòa, phường Thới An, quận Ô Môn - TP Cần Thơ.

Khi người dân đẩy nhanh tiến độ cải tạo đất chuẩn bị cho một vụ tôm nuôi mới cũng là lúc thị trường tôm giống dần “nóng” lên. Để có được những vụ nuôi thành công trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay và tình trạng dịch bệnh gan tuỵ chưa được khống chế, hơn bao giờ hết người dân đang kỳ vọng sẽ có nguồn giống chất lượng để giảm đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.

Ông Nguyễn Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản nước lạnh (Viện Nghiên cứu Thủy sản 1) cho biết, đơn vị đã làm chủ được công nghệ ương nuôi giống cá trắng châu Âu (Coregonus lavaretus), một đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao.

Năm 2013, Trạm Khuyến nông Kỳ Sơn được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An đầu tư xây dựng mô hình “Ương nuôi cá giống cấp 2" với quy mô 0,5 ha. 5 hộ dân tại bản Thà Lạng, xã Bảo Thắng tham gia thực hiện mô hình.

Đó là nhận định của hầu hết ngư dân và những cán bộ theo dõi hoạt động đánh bắt hải sản biển ở Đà Nẵng. Theo đó, thị trường Tết Nguyên đán năm nay, hải sản không dồi dào như mấy năm trước, nếu như không muốn nói là khá khan hiếm các loại tươi ngon.