Sản xuất hàng hóa ở Yên Minh đã và đang theo đúng lộ trình

5 năm qua, sản xuất nông nghiệp được Đảng bộ huyện Yên Minh xác định là lĩnh vực trọng tâm, ưu tiên đầu tư thông qua các chương trình, dự án như Chương trình 135, Chương trình 30a của Chính phủ và nguồn ngân sách địa phương để hỗ trợ người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng với trọng tâm là cây lúa, ngô và đậu tương.
Hiện thực hóa điều này, Yên Minh đã tập trung xây dựng các mô hình khuyến nông để khảo nghiệm; lựa chọn các loại giống mới có năng suất, chất lượng cao vào gieo trồng, chuyển giao kỹ thuật cho người nông dân như mô hình lúa Japonica ĐS1, ĐS3, lúa Đại Dương, Đậu tương DT84, Ngô lai NK4300...
Cho đến nay, diện tích gieo trồng giống lúa lai, ngô lai của huyện chiếm tỷ lệ bình quân 70% diện tích gieo trồng cây lương thực. Đặc biệt, trong năm 2013, với việc thí điểm thành công mô hình giống lúa thuần chất lượng cao Japonica ĐS1 tại xã Mậu Duệ với năng suất gần 70 tạ/ha, cao hơn gần 10 tạ/ha so với các giống lúa khác. Hơn nữa, chất lượng gạo của lúa Japonica được đánh giá là thơm, ngon và luôn là sản phẩm được lựa chọn đầu tiên của các thương lái. Vì vậy, từ 10ha khảo nghiệm ban đầu, vụ Xuân năm 2015, huyện Yên Minh đã nhân rộng diện tích gieo trồng lên 188 ha.
Bên cạnh đó, xác định đậu tương là một trong 3 cây trồng chính của huyện; với mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 diện tích gieo trồng là 4.578 ha, sản lượng đạt 6.450 tấn. Thông qua các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, khuyến khích người dân mở rộng diện tích gieo trồng, áp dụng kỹ thuật thâm canh; năm 2013, huyện đã chuyển đổi thành công bộ giống mới DT 84 cấp I thay thế bộ giống cũ trước đây đã bị thoái hóa cho năng suất thấp đối với 100% diện tích gieo trồng.
Bộ giống mới đã thể hiện tính vượt trội, năng suất bình quân của cây đậu tương được nâng lên rõ rệt. Năm 2015, diện tích gieo trồng cây đậu tương của huyện là 4.609,4 ha, năng suất bình quân đạt ước 14,9 tạ/ha; sản lượng đạt 6.855 tấn, vượt so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2010-2015 đề ra.
Ngoài các loại cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày, Phó phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Nguyễn Đình Duẩn cho biết: Yên Minh là huyện trung tâm của 4 huyện vùng cao và điểm dừng chân trong lộ trình đến với Công viên địa chất Toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn; vì vậy, để thu hút du khách và mang đến nét riêng biệt về sản phẩm nông nghiệp, BTV Huyện ủy đã chỉ đạo tập trung đẩy mạnh phát triển các loại cây ăn quả có thế mạnh của huyện như: Xoài, hồng không hạt và lê... Đây đều là các loại cây ăn quả của Yên Minh đã và đang có tiếng trong, ngoài tỉnh; đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân.
Vì vậy, huyện luôn khuyến khích người dân tiếp tục duy trì diện tích cây xoài, triển khai các cơ chế hỗ trợ phát triển, mở rộng diện tích cây hồng không hạt; phấn đấu xây dựng thành vùng cây ăn quả tập chung của huyện. Qua đó, những năm qua, huyện Yên Minh đã hỗ trợ người dân trồng mới được 45,5 ha cây hồng không hạt tập trung tại các xã Na Khê, Lao Và Chải, Bạch Đích. Năm 2015, phấn đấu trồng mới thêm 50 ha, nâng tổng diện tích lũy kế cây hồng không hạt trên địa bàn huyện là 108,68 ha.
Cùng với những thành công trong chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, huyện đã triển khai Phương án quy hoạch đối với các cây trồng chính; để tổ chức sản xuất theo hướng “Một vùng - một giống - một thời gian” chi tiết đến từng xã; xác định vùng trọng điểm để tập trung chỉ đạo làm tốt công tác thâm canh, nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng, gắn với thực hiện thí điểm mô hình đầu tư có thu hồi để tái đầu tư và đầu tư cho thâm canh theo hướng sản xuất hàng hóa... Qua đo, diện tích gieo trồng cây lương thực hàng năm không ngừng được mở rộng; năng suất, sản lượng cây trồng tăng nhanh.
Tổng sản lượng lương thực năm 2015 ước đạt 42.295,8 tấn, tăng so với năm 2010 là gần 10.000 tấn, bình quân lương thực đầu người trong năm 2015 ước đạt 519,2 kg/người/năm, hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2010-2015 đề ra. Kết quả này khẳng định những định hướng phát triển sản xuất hàng hóa ở Yên Minh đã và đang theo đúng lộ trình.
Có thể bạn quan tâm

Về phía người dân, phải thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản; tuân thủ mùa vụ thả, nuôi theo hướng dẫn của cơ quan chức năng; quản lý tốt nguồn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản. Trong quá trình chăn nuôi thủy sản, người dân cần sử dụng thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc kháng sinh, hóa chất nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và PTNT công bố, sử dụng con giống có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm dịch của cơ quan thú y…

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) triển khai thực hiện sau 4 năm trên địa bàn tỉnh ta đã đạt được những kết quả khả quan, với nhiều dấu ấn tích cực; tạo bước tiến dài và là cơ sở vững chắc để tỉnh ta hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu theo đúng lộ trình đề ra trong giai đoạn 2011 - 2015 dù còn không ít gian nan, thách thức...

Trong năm 2014, Ban chỉ đạo giảm nghèo đã tổ chức tập huấn kỹ thuật về cây trồng, vật nuôi cho 662 hộ nghèo được bình xét trên địa bàn 38 xã. Nhờ có chương trình, đa số các hộ trồng trọt chăn nuôi đều có hiệu quả, nâng cao thu nhập, từng bước thoát nghèo.

Điều cốt lõi của nông thôn mới là nâng cao chất lượng sống của nông dân, thể hiện rõ nhất ở mức thu nhập. Trong đó, 2 địa phương “đột phá” trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh đã đạt những con số ấn tượng: TX.Long Khánh đạt thu nhập bình quân 38,6 triệu đồng/người/năm (tăng hơn 2 lần so với năm 2009), Xuân Lộc đạt 37,6 triệu đồng/người/năm (tăng gấp 3 lần so với năm 2008).

Hội Làm vườn huyện Lai Vung hiện có 651 hội viên, tăng 181 hội viên so với năm 2013. Hội đã thành lập được 4 Hội Làm vườn ở các xã: Vĩnh Thới, Hòa Thành, Tân Thành, Phong Hòa. Năm 2014, Hội vận động nhà vườn tổ chức các mô hình sản xuất mang lại hiệu quả cao như: tổ liên kết trồng quýt của Hội Cựu chiến binh xã Long Hậu, tổ hợp tác trồng thanh long, cam xoàn xã Vĩnh Thới,...