Sản xuất giống ốc nhảy da vàng

Do đó, nhu cầu về con giống ốc nhảy da vàng là rất lớn.
Xuất phát từ thực tế trên, năm 2014 Trung tâm Khoa học kỹ thuật và Sản xuất giống thuỷ sản Quảng Ninh đã đề xuất và được UBND tỉnh phê duyệt thực hiện Đề tài khoa học :
“Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm ốc nhảy da vàng ở Quảng Ninh”.
Ông Bùi Hữu Sơn, cán bộ Trung tâm, chủ nhiệm Đề tài, cho biết: Gọi là ốc nhảy vì khi di chuyển không bò như những loài ốc khác mà dùng chân nâng cả cơ thể lên rồi bước đi, đôi khi còn nhảy, mặc dù cơ thể được bao bọc bởi một lớp vỏ đá vôi dày và nặng.
Nhóm thực hiện Đề tài đã tập trung nghiên cứu công nghệ sản xuất giống, ương giống trong lồng lưới và nuôi ốc thương phẩm trên bãi triều; hoàn thiện công nghệ sản xuất ốc giống, ương giống và nuôi thương phẩm trên bãi triều.
Cụ thể, đối với ốc bố mẹ, sử dụng thức ăn nhân tạo để nuôi vỗ và ương giống trong bể xi măng.
Đối với ấu trùng Spat, bổ sung thức ăn là tảo bám ở giai đoạn xuống đáy để nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng; cải tiến kỹ thuật thu giống cấp 1; hoàn thiện một số dụng cụ trại giống khác.
Đối với việc vận chuyển giống, tiến hành vận chuyển ốc giống theo phương pháp vận chuyển kín bằng túi nilon cho nước vào và bơm ôxy (kích thước túi nilon là 20x60cm, khi vận chuyển mỗi túi cho vào 2 lít nước, đóng ốc và bơm ô xy).
Đối với ương ốc giống cấp, tiến hành ương theo 2 phương pháp là ương trong bể xi măng và ương trong lồng lưới (lồng lưới dạng hình hộp chữ nhật, có 1 cửa, kích thước theo tỷ lệ 5x1x1), ương nhiều mật độ khác nhau để xác định mật độ ương giống thích hợp.
Đối với việc nuôi ốc thương phẩm trên bãi triều, tiến hành dùng lưới xăngtylen quây thành các ô nuôi trên bãi triều có diện tích là 100m2/ô nuôi, thả ốc giống theo các mật độ khác nhau để theo dõi đánh giá xác định được mật độ nuôi thích hợp.
Cùng đoàn cán bộ đi nghiệm thu thực tế việc nuôi ốc thương phẩm trên bãi triều tại các hộ gia đình ở xã Bản Sen (huyện Vân Đồn), ông Bùi Hữu Sơn cho biết thêm: Năm 2014, Trung tâm sản xuất được hơn 1 vạn con giống cấp 1, cho ương ở các bãi triều Vân Đồn, triển khai nuôi thương phẩm ở 3 hộ dân, đạt kết quả cao.
Năm 2015, sản lượng giống cấp 1 nhiều hơn, triển khai nuôi thương phẩm ở 5 hộ gia đình xã Bản Sen; đến thời điểm này ốc phát triển tốt.
Sau khi Đề tài thành công, Trung tâm sẽ tiếp tục chủ động triển khai sản xuất giống ốc nhảy cung cấp cho người dân.
Kế hoạch sản xuất giống ốc nhảy cấp 1 năm 2016 là 1 triệu con, năm 2017 là 1,5 triệu con, năm 2018 là 2 triệu con.
Đồng thời Trung tâm sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất giống cho đơn vị phối hợp thực hiện Đề tài là Xí nghiệp Sản xuất tôm giống Hạ Long Chi nhánh Công ty CP Dịch vụ nuôi trồng thuỷ sản Hạ Long ở xã Đông Xá (huyện Vân Đồn) và các đơn vị khác trên địa bàn tỉnh nếu có nhu cầu
Việc nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm ốc nhảy da vàng sẽ giúp chủ động nguồn giống, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động vùng ven biển; các trại sản xuất giống có hướng phát triển nghề mới (nghề sản xuất ốc nhảy), góp phần đa dạng hoá loại nuôi thuỷ sản có giá trị kinh tế trong tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Theo đó, Công ty Rijk Zwaan sẽ phối hợp với các hộ nông dân Đà Lạt hình thành một cơ sở trồng và nghiên cứu các loại giống rau Đà Lạt và giống ngoại nhập (khoảng 3 - 5ha), đồng thời sẽ lập một trang trại chuyên sản xuất hạt giống, đặc biệt là hạt giống rau, để cung cấp cho Việt Nam và xuất khẩu (khoảng 15 - 20ha).

Ban Quản lý cũng đang xúc tiến làm việc với các đơn vị để tiếp nhận khu đất khoảng 180ha tại Nông trường An Hạ (xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh) để xây dựng Khu NNCNC chuyên về chăn nuôi, chủ yếu nghiên cứu phát triển giống heo, bò…

Xã Ba Trại thuộc huyện Ba Vì (Hà Nội) với thương hiệu chè sạch truyền thống. Chè sạch Ba Trại đã được chứng nhận thương hiệu cách đây 4 năm nhưng người nông dân nơi đây vẫn đang vất vả tìm đường cho sản phẩm truyền thống của mình, nơi mà một thị trường rộng lớn chỉ cách 60km...

Với việc Bộ TNMT cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học (ATSH) cho ngô biến đổi gene, đại diện Hội đồng ATSH cho rằng, chỉ còn một thủ tục là đăng ký giống với Bộ NNPTNT để tiến hành khảo nghiệm kết hợp diện hẹp, diện rộng một vụ nữa là nông dân sẽ được trồng loại cây này.

Viện trưởng Viện kiểm nghiệm an toàn thực phẩm quốc gia cho biết, ông cũng tự mua một quả lê Trung Quốc để tại phòng làm việc tại Viện. Đến nay, đã 5 tháng mà quả lê này không bị hỏng và việc tìm nguyên nhân vì sao trái cây vẫn tươi mới là điều rất khó khăn.