Sản xuất giống ốc nhảy da vàng

Do đó, nhu cầu về con giống ốc nhảy da vàng là rất lớn.
Xuất phát từ thực tế trên, năm 2014 Trung tâm Khoa học kỹ thuật và Sản xuất giống thuỷ sản Quảng Ninh đã đề xuất và được UBND tỉnh phê duyệt thực hiện Đề tài khoa học :
“Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm ốc nhảy da vàng ở Quảng Ninh”.
Ông Bùi Hữu Sơn, cán bộ Trung tâm, chủ nhiệm Đề tài, cho biết: Gọi là ốc nhảy vì khi di chuyển không bò như những loài ốc khác mà dùng chân nâng cả cơ thể lên rồi bước đi, đôi khi còn nhảy, mặc dù cơ thể được bao bọc bởi một lớp vỏ đá vôi dày và nặng.
Nhóm thực hiện Đề tài đã tập trung nghiên cứu công nghệ sản xuất giống, ương giống trong lồng lưới và nuôi ốc thương phẩm trên bãi triều; hoàn thiện công nghệ sản xuất ốc giống, ương giống và nuôi thương phẩm trên bãi triều.
Cụ thể, đối với ốc bố mẹ, sử dụng thức ăn nhân tạo để nuôi vỗ và ương giống trong bể xi măng.
Đối với ấu trùng Spat, bổ sung thức ăn là tảo bám ở giai đoạn xuống đáy để nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng; cải tiến kỹ thuật thu giống cấp 1; hoàn thiện một số dụng cụ trại giống khác.
Đối với việc vận chuyển giống, tiến hành vận chuyển ốc giống theo phương pháp vận chuyển kín bằng túi nilon cho nước vào và bơm ôxy (kích thước túi nilon là 20x60cm, khi vận chuyển mỗi túi cho vào 2 lít nước, đóng ốc và bơm ô xy).
Đối với ương ốc giống cấp, tiến hành ương theo 2 phương pháp là ương trong bể xi măng và ương trong lồng lưới (lồng lưới dạng hình hộp chữ nhật, có 1 cửa, kích thước theo tỷ lệ 5x1x1), ương nhiều mật độ khác nhau để xác định mật độ ương giống thích hợp.
Đối với việc nuôi ốc thương phẩm trên bãi triều, tiến hành dùng lưới xăngtylen quây thành các ô nuôi trên bãi triều có diện tích là 100m2/ô nuôi, thả ốc giống theo các mật độ khác nhau để theo dõi đánh giá xác định được mật độ nuôi thích hợp.
Cùng đoàn cán bộ đi nghiệm thu thực tế việc nuôi ốc thương phẩm trên bãi triều tại các hộ gia đình ở xã Bản Sen (huyện Vân Đồn), ông Bùi Hữu Sơn cho biết thêm: Năm 2014, Trung tâm sản xuất được hơn 1 vạn con giống cấp 1, cho ương ở các bãi triều Vân Đồn, triển khai nuôi thương phẩm ở 3 hộ dân, đạt kết quả cao.
Năm 2015, sản lượng giống cấp 1 nhiều hơn, triển khai nuôi thương phẩm ở 5 hộ gia đình xã Bản Sen; đến thời điểm này ốc phát triển tốt.
Sau khi Đề tài thành công, Trung tâm sẽ tiếp tục chủ động triển khai sản xuất giống ốc nhảy cung cấp cho người dân.
Kế hoạch sản xuất giống ốc nhảy cấp 1 năm 2016 là 1 triệu con, năm 2017 là 1,5 triệu con, năm 2018 là 2 triệu con.
Đồng thời Trung tâm sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất giống cho đơn vị phối hợp thực hiện Đề tài là Xí nghiệp Sản xuất tôm giống Hạ Long Chi nhánh Công ty CP Dịch vụ nuôi trồng thuỷ sản Hạ Long ở xã Đông Xá (huyện Vân Đồn) và các đơn vị khác trên địa bàn tỉnh nếu có nhu cầu
Việc nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm ốc nhảy da vàng sẽ giúp chủ động nguồn giống, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động vùng ven biển; các trại sản xuất giống có hướng phát triển nghề mới (nghề sản xuất ốc nhảy), góp phần đa dạng hoá loại nuôi thuỷ sản có giá trị kinh tế trong tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Do thiếu nước, cây lúa gieo vụ Mùa ở Phù Mỹ không trỗ nổi, nông dân đành cắt lúa... cho bò ăn.

Sau khi Bộ Nông nghiệp và PTNT chính thức cho phép thương mại hóa ngô biến đổi gen tại Việt Nam; được sự nhất trí của Sở Nông nghiệp và PTNT Sơn La và Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh.

Vụ đông năm nay, toàn huyện Tân Yên (Bắc Giang) trồng gần 200 ha ớt chỉ thiên, dẫn đầu tỉnh về diện tích cây trồng này. Các giống chủ yếu là Hai mũi tên, GS39, GM888.

Ngày 29-10, Sở NN&PTNT tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất lương thực năm 2015 và sơ kết xây dựng Cánh đồng lớn sản xuất lúa; phương hướng, nhiệm vụ năm 2016.

Tính đến nay, diện tích lúa thu đông trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp xuống giống được 143.000ha, vượt 43% so với kế hoạch và tăng 20.000ha so với cùng kỳ.