Sản Xuất Giống Gà Grimaud, Vịt Chuyên Thịt M14

Vừa qua, Sở KH&CN Hải Phòng đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Thử nghiệm sản xuất giống và con lai thương phẩm gà Grimaud, vịt chuyên thịt M14 tại Hải Phòng”. Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Hải Phòng chủ trì thực hiện đề tài.
Kết quả thử nghiệm sản xuất giống và con lai thương phẩm gà Grimaud trong 18 tháng giữa trống Ri với gà mái GF24 (tổ hợp lai R-GF) và giữa trống GF24 với gà mái Ri (tổ hợp lai GF-Ri) cho thấy: nuôi tổ hợp lai R-GF cho lợi nhuận kinh tế cao gấp 1,54 lần so với tổ hợp lai GF-Ri.
Cũng trong 18 tháng, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tổ chức thực nghiệm sản xuất giống và nuôi vịt M14 thương phẩm theo phương thức vịt cá kết hợp an toàn sinh học tại cơ sở giống thủy cầm quận Kiến An. Với quy mô 220 vịt bố, mẹ (200 mái và 20 trống), Trung tâm đã sản xuất được 19.240 con vịt giống thương phẩm loại 1, cho lợi nhuận 4.841.000 đ/tháng. Bên cạnh đó, tiến hành nuôi vịt M14 thương phẩm trong ao cá cũng cho hiệu quả cao hơn so với nuôi thả đồng khoanh vùng kiểm soát.
Thành công của việc thử nghiệm sản xuất giống và con lai thương phẩm gà Grimaud và vịt chuyên thịt M14 với hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện chăn nuôi nông hộ tại Hải Phòng đã góp phần đáp ứng nhu cầu về con giống năng suất, chất lượng cho thành phố.
Có thể bạn quan tâm

Từ tháng 3/2013 đến nay, trên các cánh đồng ớt ở huyện Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), không khí tất bật mùa thu hoạch. Mới bước vào đầu vụ thu hoạch, giá ớt thu mua khá cao và ngày càng tăng, từ 12.000 đồng/kg lên gần 25.000 đồng/kg, thương lái vào tận ruộng thu mua nên đầu ra quả ớt rất thuận lợi.

Thời gian qua, nhu cầu thị trường thế giới sụt giảm do biến động kinh tế đã làm ảnh hưởng đến nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có con cá tra. Thêm vào đó, đợt xét thuế chống bán phá giá lần thứ 8 của Bộ Công Thương Mỹ làm cho "đầu ra" của con cá tra đã khó lại càng thêm khó.

Với đặc điểm thổ nhưỡng đất cát bạc màu, thiếu nước tưới, ngoài một số ít diện tích chủ động nước sản xuất lúa, đất nông nghiệp ở xã Bình Thuận (huyện Tây Sơn) chỉ phù hợp với cây mì; song trồng mì thời gian dài làm cho đất nghèo dinh dưỡng, hiệu quả không cao. Trong điều kiện như vậy, những năm gần đây người dân chuyển sang trồng cây đậu phụng và điều đó đã giúp họ tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Tuy đã vào mùa vụ thả nuôi tôm mới, nhưng cho đến nay tình hình dịch bệnh, nắng nóng vẫn chưa được cải thiện đã tạo nên tâm lý lo ngại của các hộ nuôi.

Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khuyến khích nông dân trong vùng áp dụng phương pháp sử dụng túi yếm khí để trữ lúa giống, vì bảo đảm chất lượng, tỷ lệ nảy mầm cao. Cách bảo quản rất đơn giản: Sau khi thu hoạch lúa, phơi sấy khô đúng thời gian, nông dân nên dùng túi nhựa PE (còn gọi là túi ni lông yếm khí) có kích cỡ bằng các bao phân bón (loại 50 kg, đang được bán phổ biến trên thị trường) để đựng lúa giống.