Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sản xuất gạo bị đe dọa vì nạn ô nhiễm đất

Sản xuất gạo bị đe dọa vì nạn ô nhiễm đất
Ngày đăng: 07/09/2015

Được biết, Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế (IGC - tổ chức giám sát thị trường gạo toàn cầu, có trụ sở tại Luân Đôn) ước tính sản lượng gạo của Trung Quốc sẽ tăng 0,7% trong giai đoạn 2015-2016, từ 144,6 triệu tấn lên 145,6 triệu tấn.

Tuy nhiên, trước việc nhu cầu tiêu thụ gạo tiếp tục gia tăng mạnh, Bắc Kinh buộc phải nhập khẩu gạo nước ngoài để đáp ứng nhu cầu nội địa. Theo dự báo của IGC, số lượng gạo nhập khẩu của Trung Quốc sẽ cán mốc 4 triệu tấn trong năm 2015, cao hơn đáng kể so với con số chỉ 500 tấn hồi năm 2007.

Đất nông nghiệp nhiễm kim loại đang đe dọa ngành sản xuất gạo Trung Quốc.

Tuy chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực gia tăng năng suất trồng lúa bằng cách sử dụng các giống lúa lai cho sản lượng cao hơn và chất lượng tốt hơn. Nhưng nhiều chuyên gia cho rằng khu vực nông nghiệp của quốc gia đông dân nhất hành tinh này có thể không theo kịp nhu cầu, do phải cùng lúc đối mặt với việc chuyển đổi nhanh chóng đất nông nghiệp thành đất phát triển công nghiệp, cũng như tình trạng ô nhiễm đất trồng và thiếu nước tưới tiêu.

Ủy ban Kinh tế và Xã hội Liên Hiệp Quốc (LHQ) tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương hồi tháng 8 cho biết: "Do Trung Quốc tiến hành đô thị hóa, và nền kinh tế chuyển từ dựa trên phát triển nông nghiệp sang dựa trên phát triển công nghiệp, nên nước này phải đối mặt với những thách thức to lớn trong việc quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên". Cụ thể là quá trình công nghiệp hóa và việc sử dụng quá mức nước sinh hoạt của người dân đang dẫn tới những vấn đề ô nhiễm nông nghiệp nghiêm trọng.

Theo thống kê năm 2014 từ Bộ Bảo vệ Môi trường và Bộ Tài nguyên đất Trung Quốc, 16,1% diện tích đất của toàn nước này đã bị ô nhiễm - trong số đó có 19,4% là đất nông nghiệp. Hồi năm 2013, Thứ trưởng Bộ Đất đai và Tài nguyên Trung Quốc Wang Shiyuan từng cảnh báo việc 3,24 triệu héc-ta đất nông nghiệp nước này đã bị ô nhiễm nặng đến mức không thể cho phép gieo trồng các loại cây nông nghiệp.

Tỉnh Quảng Đông cho hay 28% diện tích khu vực đồng bằng sông Châu Giang đã bị ảnh hưởng bởi tình trạng ô nhiễm kim loại nặng.

Cùng thời điểm năm 2013, các quan chức tỉnh Quảng Đông cũng phát hiện được hàm lượng cao chất độc cadmium trong gạo sản xuất từ tỉnh Hồ Nam - trung tâm sản xuất lúa gạo chủ lực của Trung Quốc. Còn mới đây, học giả Elizabeth C. Economy, Giám đốc mảng Nghiên cứu châu Á tại Hội đồng quan hệ đối ngoại (CFR), dẫn một nghiên cứu cho biết Trung Quốc đã sản xuất ra "ít nhất 12 triệu tấn gạo bị nhiễm kim loại nặng mỗi năm"- tương đương với mức thiệt hại kinh tế hơn 3,2 tỉ USD.


Có thể bạn quan tâm

Ra mắt thương hiệu gạo bảy hai mốt Ra mắt thương hiệu gạo bảy hai mốt

Ngày 23/8 ,tại huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk, Cty TNHH MTV Cà phê 721 đã tổ chức hội nghị ra mắt thương hiệu “Gạo bảy hai mốt (721)”.

24/08/2015
Kiểm tra chữ đường trước khi vào vụ Kiểm tra chữ đường trước khi vào vụ

Ông Lê Văn Đời, Phó GĐ Sở NN-PTNT Hậu Giang cho biết, Sở đã tiến hành lấy mẫu mía gửi đi phân tích chữ đường, nhằm đảm bảo thời gian vào vụ hợp lý, tránh tình trạng ép mía non gây thiệt hại cho nông dân.

24/08/2015
Giải nguy chăn nuôi gà Giải nguy chăn nuôi gà

Làm thế nào để chăn nuôi gà cạnh tranh được với gà NK, nhất là trước cơn lốc gà Mỹ NK gần đây? Cuối tuần qua, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát chủ trì hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ.

24/08/2015
Xuất khẩu thủy sản chưa qua cơn bĩ cực Xuất khẩu thủy sản chưa qua cơn bĩ cực

Trong quí 2-2015, kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước tính tăng 22% so với quí 1 nhưng vẫn thấp hơn 14% so với cùng kỳ.

24/08/2015
Cua biển Cà Mau rớt giá một nửa Cua biển Cà Mau rớt giá một nửa

Do thương lái Trung Quốc giảm thu mua, cua biển Cà Mau hiện chỉ còn 120.000-180.000 đồng một kg.

24/08/2015