Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sản xuất gạo bị đe dọa vì nạn ô nhiễm đất

Sản xuất gạo bị đe dọa vì nạn ô nhiễm đất
Ngày đăng: 07/09/2015

Được biết, Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế (IGC - tổ chức giám sát thị trường gạo toàn cầu, có trụ sở tại Luân Đôn) ước tính sản lượng gạo của Trung Quốc sẽ tăng 0,7% trong giai đoạn 2015-2016, từ 144,6 triệu tấn lên 145,6 triệu tấn.

Tuy nhiên, trước việc nhu cầu tiêu thụ gạo tiếp tục gia tăng mạnh, Bắc Kinh buộc phải nhập khẩu gạo nước ngoài để đáp ứng nhu cầu nội địa. Theo dự báo của IGC, số lượng gạo nhập khẩu của Trung Quốc sẽ cán mốc 4 triệu tấn trong năm 2015, cao hơn đáng kể so với con số chỉ 500 tấn hồi năm 2007.

Đất nông nghiệp nhiễm kim loại đang đe dọa ngành sản xuất gạo Trung Quốc.

Tuy chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực gia tăng năng suất trồng lúa bằng cách sử dụng các giống lúa lai cho sản lượng cao hơn và chất lượng tốt hơn. Nhưng nhiều chuyên gia cho rằng khu vực nông nghiệp của quốc gia đông dân nhất hành tinh này có thể không theo kịp nhu cầu, do phải cùng lúc đối mặt với việc chuyển đổi nhanh chóng đất nông nghiệp thành đất phát triển công nghiệp, cũng như tình trạng ô nhiễm đất trồng và thiếu nước tưới tiêu.

Ủy ban Kinh tế và Xã hội Liên Hiệp Quốc (LHQ) tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương hồi tháng 8 cho biết: "Do Trung Quốc tiến hành đô thị hóa, và nền kinh tế chuyển từ dựa trên phát triển nông nghiệp sang dựa trên phát triển công nghiệp, nên nước này phải đối mặt với những thách thức to lớn trong việc quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên". Cụ thể là quá trình công nghiệp hóa và việc sử dụng quá mức nước sinh hoạt của người dân đang dẫn tới những vấn đề ô nhiễm nông nghiệp nghiêm trọng.

Theo thống kê năm 2014 từ Bộ Bảo vệ Môi trường và Bộ Tài nguyên đất Trung Quốc, 16,1% diện tích đất của toàn nước này đã bị ô nhiễm - trong số đó có 19,4% là đất nông nghiệp. Hồi năm 2013, Thứ trưởng Bộ Đất đai và Tài nguyên Trung Quốc Wang Shiyuan từng cảnh báo việc 3,24 triệu héc-ta đất nông nghiệp nước này đã bị ô nhiễm nặng đến mức không thể cho phép gieo trồng các loại cây nông nghiệp.

Tỉnh Quảng Đông cho hay 28% diện tích khu vực đồng bằng sông Châu Giang đã bị ảnh hưởng bởi tình trạng ô nhiễm kim loại nặng.

Cùng thời điểm năm 2013, các quan chức tỉnh Quảng Đông cũng phát hiện được hàm lượng cao chất độc cadmium trong gạo sản xuất từ tỉnh Hồ Nam - trung tâm sản xuất lúa gạo chủ lực của Trung Quốc. Còn mới đây, học giả Elizabeth C. Economy, Giám đốc mảng Nghiên cứu châu Á tại Hội đồng quan hệ đối ngoại (CFR), dẫn một nghiên cứu cho biết Trung Quốc đã sản xuất ra "ít nhất 12 triệu tấn gạo bị nhiễm kim loại nặng mỗi năm"- tương đương với mức thiệt hại kinh tế hơn 3,2 tỉ USD.


Có thể bạn quan tâm

Tiền Giang Gỡ Khó Cho Người Nuôi Tôm Và Cá Tra Tiền Giang Gỡ Khó Cho Người Nuôi Tôm Và Cá Tra

Người nuôi tôm, cá tra nếu gặp khó khăn thì được cơ cấu lại nợ, không bị thu lãi quá hạn, miễn giảm lãi vay… Điều này phần nào xuất phát từ thực tế là người nuôi tôm, cá tra ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và trên địa bàn tỉnh Tiền Giang nói riêng gặp rất nhiều khó khăn.

10/06/2014
Năm 2014 Xuất Khẩu Tôm Sang EU Sẽ Tăng Mạnh Năm 2014 Xuất Khẩu Tôm Sang EU Sẽ Tăng Mạnh

QI/2014, XK tôm sang EU tăng mạnh với 98% so với cùng kỳ năm 2013 đạt 112 triệu USD, trong đó XK sang 5 thị trường đơn lẻ lớn nhất trong khối này gồm Đức, Bỉ, Pháp, Anh và Hà Lan đều tăng mạnh.

20/05/2014
Thương Hiệu Mật Ong Tiên Yên (Quảng Ninh) Thương Hiệu Mật Ong Tiên Yên (Quảng Ninh)

Tiên Yên (Quảng Ninh) có trên 35.000ha rừng và cây ăn quả tập trung, là tiềm năng, lợi thế để phát triển nghề nuôi ong lấy mật.

20/05/2014
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Dê Đực Vỗ Béo Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Dê Đực Vỗ Béo

Nuôi dê đực vỗ béo là mô hình kinh tế hiệu quả đã góp phần quan trọng phát triển kinh tế nông thôn. Nhiều nông hộ thoát nghèo bền vững vươn lên khá giả nhờ nguồn lợi của nghề nuôi dê đực. Từ nguồn lá nho cắt cành xả giàn sử dụng làm thức ăn nuôi dê đã cho ra “vàng ròng” nâng cao đời sống hàng trăm nông hộ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

10/06/2014
Chư Sê (Gia Lai) Xuất Hiện Thương Lái Thu Mua Rễ Tiêu Khô Chư Sê (Gia Lai) Xuất Hiện Thương Lái Thu Mua Rễ Tiêu Khô

Gần đây, dư luận xôn xao về việc tái xuất hiện thương lái lùng mua gốc, rễ tiêu ở xã Ia Blang-huyện Chư Sê (Gia Lai). P.V Gialaionline đã trực tiếp về địa phương, làm việc với người dân và chính quyền địa phương để tìm hiểu vấn đề này.

20/05/2014