Sản Xuất Cá Lăng Chấm Bằng Phương Pháp Nhân Tạo Ở Tuyên Quang

Thực hiện dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất giống cá lăng chấm bằng phương pháp sinh sản nhân tạo,” Chi cục Thủy sản Tuyên Quang vừa nghiên cứu và cho đẻ thành công cá lăng chấm giống bằng phương pháp này trên quy mô 63 cá lăng chấm bố mẹ.
Đây là lần đầu tiên Tuyên Quang cho cá lăng chấm đẻ thành công bằng phương pháp nhân tạo.
Bà Nguyễn Thị Vĩnh An, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Tuyên Quang cho biết Chi cục Thủy sản đã cho cá lăng chấm sinh sản nhân tạo trong 3 đợt, đã thu được hơn 10.200 con cá bột. Sau khi sinh sản, tỷ lệ sống của cá bố mẹ đạt 75%; tỷ lệ thụ tinh đạt trên 60%; tỷ lệ nở đạt trên 45%. Chi cục đã ương nuôi 10.200 cá bột, sau 15 ngày thu được gần 6.000 con cá hương, tỷ lệ sống đạt 58%. Nuôi cá hương lên cá giống, sau 30 ngày thu được trên 3000 con cá giống, tỷ lệ sống 51,5%.
Chi cục Thủy sản Tuyên Quang đang tiếp tục tiến hành ương nuôi để hoàn thiện quy trình sản xuất nhân tạo. Bằng phương pháp sinh sản nhân tạo, cá lăng chấm giống có khả năng tăng trọng nhanh. Sau 6 - 8 tháng, cá đạt trọng lượng 300 g/con, so với trong tự nhiên phải mất 1 năm. Bên cạnh đó, chu kỳ sinh sản của cá rút ngắn còn 3 tháng, bằng 1/4 chu kỳ tự nhiên.
Thành công trong việc sản xuất cá lăng chấm giống bằng phương pháp nhân tạo sẽ góp phần làm đa dạng nguồn cá giống, nhất là những loại cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc sống gần các lưu vực sông, hồ.
Cá lăng chấm là loài cá da trơn có giá trị thương phẩm cao và đang có nguy cơ tuyệt chủng. Thành công trong việc sản xuất cá lăng chấm giống bằng phương pháp nhân tạo sẽ mở ra một triển vọng mới cho nghề nuôi thủy sản của tỉnh Tuyên Quang. Người chăn nuôi có thể chủ động về con giống để phát triển nuôi thương phẩm trên diện rộng.
Tỉnh Tuyên Quang có gần 12.000 ha mặt nước, nhất là hồ thủy điện Tuyên Quang có khả năng nuôi trồng thủy sản, có điều kiện khí hậu thuận lợi để phát triển những loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao như cá anh vũ, cá lăng, cá chiên...
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm qua, nghề nuôi trồng thuỷ sản ở Vân Đồn (Quảng Ninh) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất trên địa bàn cũng như các hộ dân. Việc nuôi trồng này huyện đang tập trung vào những đối tượng nhuyễn thể có giá trị kinh tế cao, ứng dụng công nghệ nuôi an toàn sinh học, an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần nâng cao thu nhập, ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, gắn nuôi trồng với phát triển du lịch sinh thái biển đảo.

Trước tình trạng hàng loạt mặt hàng nông sản, thủy sản đồng loạt rớt giá, ngành nông nghiệp đang cùng với các bộ, ngành và các địa phương tập trung lo giải quyết vấn đề thị trường

Trong những năm gần đây, Tân Thắng (Bình Thuận) được biết đến là địa bàn nuôi dông với quy mô và số lượng trại lớn nhất huyện Hàm Tân. Bên cạnh mô hình nuôi dông, hiện nay, tại Tân Thắng đang xuất hiện một mô hình mới nuôi động vật có nguồn gốc hoang dã do anh Đinh Hoàng Tâm ở thôn Phò Trì làm chủ.

Sở NN-PTNT tỉnh này cho biết, đến nay toàn tỉnh có 9.140ha lúa bị sâu, bệnh gây hại, giảm 641 ha so với trung tuần tháng 12 và giảm gần 12 ngàn ha so với cùng kỳ năm ngoái

Ông Tỉnh cho biết từ khi làm bẫy bắt và ngăn không cho côn trùng vào vườn, thì rau của ông không cần dùng thuốc bảo vệ thực vật vẫn luôn xanh tốt.