Sản Xuất Cá Lăng Chấm Bằng Phương Pháp Nhân Tạo Ở Tuyên Quang

Thực hiện dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất giống cá lăng chấm bằng phương pháp sinh sản nhân tạo,” Chi cục Thủy sản Tuyên Quang vừa nghiên cứu và cho đẻ thành công cá lăng chấm giống bằng phương pháp này trên quy mô 63 cá lăng chấm bố mẹ.
Đây là lần đầu tiên Tuyên Quang cho cá lăng chấm đẻ thành công bằng phương pháp nhân tạo.
Bà Nguyễn Thị Vĩnh An, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Tuyên Quang cho biết Chi cục Thủy sản đã cho cá lăng chấm sinh sản nhân tạo trong 3 đợt, đã thu được hơn 10.200 con cá bột. Sau khi sinh sản, tỷ lệ sống của cá bố mẹ đạt 75%; tỷ lệ thụ tinh đạt trên 60%; tỷ lệ nở đạt trên 45%. Chi cục đã ương nuôi 10.200 cá bột, sau 15 ngày thu được gần 6.000 con cá hương, tỷ lệ sống đạt 58%. Nuôi cá hương lên cá giống, sau 30 ngày thu được trên 3000 con cá giống, tỷ lệ sống 51,5%.
Chi cục Thủy sản Tuyên Quang đang tiếp tục tiến hành ương nuôi để hoàn thiện quy trình sản xuất nhân tạo. Bằng phương pháp sinh sản nhân tạo, cá lăng chấm giống có khả năng tăng trọng nhanh. Sau 6 - 8 tháng, cá đạt trọng lượng 300 g/con, so với trong tự nhiên phải mất 1 năm. Bên cạnh đó, chu kỳ sinh sản của cá rút ngắn còn 3 tháng, bằng 1/4 chu kỳ tự nhiên.
Thành công trong việc sản xuất cá lăng chấm giống bằng phương pháp nhân tạo sẽ góp phần làm đa dạng nguồn cá giống, nhất là những loại cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc sống gần các lưu vực sông, hồ.
Cá lăng chấm là loài cá da trơn có giá trị thương phẩm cao và đang có nguy cơ tuyệt chủng. Thành công trong việc sản xuất cá lăng chấm giống bằng phương pháp nhân tạo sẽ mở ra một triển vọng mới cho nghề nuôi thủy sản của tỉnh Tuyên Quang. Người chăn nuôi có thể chủ động về con giống để phát triển nuôi thương phẩm trên diện rộng.
Tỉnh Tuyên Quang có gần 12.000 ha mặt nước, nhất là hồ thủy điện Tuyên Quang có khả năng nuôi trồng thủy sản, có điều kiện khí hậu thuận lợi để phát triển những loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao như cá anh vũ, cá lăng, cá chiên...
Có thể bạn quan tâm

Giá cá tra nguyên liệu 6 tháng đầu năm 2014 cao hơn so với năm 2013 ở mức từ 650 – 4.050 đồng/kg (mức tăng từ 3,2% - 18,7%). Mức cao nhất tập trung vào giữa tháng 3 và tháng 4. Giá cá nguyên liệu năm 2014 cao hơn năm 2013 do cơ cấu trong chi phí giá thành sản xuất tăng lên như thức ăn, con giống, thuốc thủy sản và các chi phí khác có liên quan.

Do đó, Bộ Công thương đã có công văn yêu cầu Sở Công thương các tỉnh, thành phố chỉ đạo chi cục quản lý thị trường phối hợp các lực lượng chức năng trên địa bàn tiến hành điều tra, xác minh qua các khâu, cho đến đối tượng đầu tiên cung cấp hàng hóa; xử lý nghiêm tận gốc các hành vi vi phạm.

Tại TP.HCM, giá hành tím hiện khoảng 30.000 đồng/kg, giảm gần một nửa so với đầu vụ (giá 50.000-60.000 đồng/kg). Trong khi đó, gừng đang ở mức giá cao 90.000-110.000 đồng/kg. Các tiểu thương cho biết giá gừng cao là do cuối mùa nên nguồn cung ít.

Người nuôi cá tra ở ĐBSCL đang trong tâm trạng chờ đợi, hy vọng chính sách mới. Thị trường vẫn chưa hết khó, trong khi nợ nần, thiếu vốn đang dồn ép nghề nuôi cá. Họ kỳ vọng Nghị định 36/2014/NĐ-CP của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra, sẽ sớm chấn chỉnh, vực dậy ngành hàng cá tra.

Doanh thu tăng nhờ xuất khẩu tôm sang hầu hết các thị trường châu Âu được cải thiện. XK sang Đức tăng từ 15 triệu bảng đến 18,1 triệu bảng nhờ đó Đức đã trở thành thị trường quan trọng nhất đối với Seamark. XK sang Bỉ cũng tăng từ 3,95 triệu bảng lên 6,7 triệu bảng, sang Pháp tăng lên 3,9 triệu bảng từ 2,8 triệu bang.