Sản xuất 102.900 tấn muối công nghiệp

Giá muối tại miền Bắc ở mức 1.200 - 2.500 đồng/kg; tại Nam Trung bộ, muối thủ công giá 300 - 950 đồng/kg, muối công nghiệp 650 - 960 đồng/kg; vùng đồng bằng sông Cửu Long, giá 600 - 1.000 đồng/kg.
Về muối công nghiệp, đáng chú ý là Ninh Thuận đạt 267.200 tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ, chiếm 62,5% sản lượng muối công nghiệp của cả nước. Bình Thuận đạt 102.900 tấn, tăng 9,8%.
Lượng muối tồn trong diêm dân và một số doanh nghiệp sản xuất khoảng 540.000 tấn, trong đó, miền Bắc tồn 54.400 tấn, miền Trung tồn 300.300 tấn, ĐBSCL tồn 185.300 tấn.
Tính đến ngày 20/9, diện tích sản xuất muối cả nước ước đạt 15.172 ha, trong đó diện tích muối thủ công đạt 11.260 ha, tăng 85 ha so với cùng kỳ 2014; diện tích muối công nghiệp đạt 3.912 ha, tăng 273 ha so cùng kỳ 2014.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm gần đây, người dân ở huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) đã mạnh dạn chuyển đổi một phần diện tích trồng vải thiều sang trồng các loại cây ăn quả khác đem lại thu nhập cao, ổn định. Vào mỗi dịp Tết Nguyên đán, nơi đây là một trong những "vựa" quả lớn nhất của tỉnh Bắc Giang.

Điển hình như gia đình anh Nguyễn Văn Vê, ở thôn Jang Cách, từ lâu đã ấp ủ đầu tư chăn nuôi bò, nhưng mãi chưa thể thực hiện được vì không đủ vốn. Tuy nhiên, sau khi trình bày nguyện vọng tại các buổi sinh hoạt chi đoàn thôn, năm 2013, anh được Đoàn xã xét để được vay nguồn vốn từ Dự án chăn nuôi bò của huyện do tổ chức Đoàn quản lý. Với khoản vốn vay gần 13 triệu đồng, cộng thêm tiền của gia đình, anh đã mua một cặp bò mẹ về nuôi.

Do gieo sạ gặp được thời tiết thuận lợi nên cây lúa phát triển nhanh, ít sâu bệnh. Hiện tại, lúa đang trong thời kỳ phát triển rất cần chăm sóc, gia đình tôi phải thường xuyên thăm đồng để kịp thời bón các loại phân thích hợp giúp cây phát triển tốt, với hy vọng đạt năng suất cao”.

Vụ Đông - xuân năm nay, huyện Quang Bình gieo cấy 1.898 ha lúa. Đến nay, nhân dân đã làm đất xong 100% diện tích, nhiều xã vùng thấp như Vĩ Thượng, Xuân Giang, Bằng Lang, Tân Bắc, Tân Trịnh, thị trấn Yên Bình... bà con nông dân đang tiến hành gieo cấy đạt trên 80% diện tích.

Câu chuyện đầu năm của chúng tôi với những người làm nông nghiệp ở Bắc Mê xoay quanh vấn đề chuyển đổi mùa vụ. Có thể đối với các huyện khác, là chuyện đã cũ, nhưng với Bắc Mê, thì đây là bước “đột phá”, không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo mà còn góp phần tháo “nút thắt” quan trọng để phát triển nông nghiệp bền vững.