Sẵn Sàng Triển Khai Kế Hoạch Sản Xuất Vụ Mùa, Hè - Thu

Vụ đông - xuân 2012-2013 đến nay đã kết thúc với những thành quả khá toàn diện. Sản lượng lương thực cây có hạt đạt khoảng 190.593 tấn, vượt 8% cùng kỳ, vượt 3,8% kế hoạch. Bước vào SX vụ mùa, hè - thu với tinh thần chủ động cao, các địa phương trong tỉnh đang khẩn trương làm đất và chuẩn bị mạ để gieo cấy đúng khung thời vụ đã được ngành nông nghiệp khuyến cáo.
Thống kê đến thời điểm này, toàn tỉnh đã làm đất được khoảng 4.000 ha, gieo được khoảng 50 tấn mạ, diện tích trồng màu khoảng 500 ha với các cây trồng chủ lực là ngô, khoai lang, lạc... Các địa phương có tiến độ làm đất sớm nhất là Yên Thủy, Lương Sơn, Kỳ Sơn, Cao Phong, Lạc Thủy...
Bà Hoàng Thị Thu Hằng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Lạc Thủy cho biết: Đầu tháng 5/2013, huyện đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch SX vụ mùa, hè - thu và vụ đông với các chỉ tiêu chính: Tổng diện tích gieo trồng 3.428 ha, tổng sản lượng lương thực có hạt 14.149 tấn, trong đó diện tích lúa khoảng 1.740 ha, năng suất 52 tạ/ha, sản lượng 9.042 tấn; diện tích ngô 945 ha, năng suất 44 tạ/ha, sản lượng 5.107 tấn. Để thực hiện thắng lợi kế hoạch SX từ nay đến cuối năm, UBND huyện đã yêu cầu UBND các xã, thị trấn trên cơ sở kế hoạch của huyện sớm cụ thể hóa thành kế hoạch phù hợp với từng địa bàn, sau đó chủ động triển khai, phổ biến sâu rộng đến từng hộ nông dân.
Cũng như huyện Lạc Thủy và các địa phương khác, hiện nay, huyện Tân Lạc đang khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sẵn sàng triển khai kế hoạch SX vụ mùa, hè - thu. Ngay sau khi hoàn tất thu hoạch vụ chiêm xuân, bà con nông dân bắt tay ngay vào việc làm đất, chuẩn bị giống gieo mạ. Xác định đây là vụ SX có điều kiện để mở rộng diện tích, đa dạng hóa cây trồng và đầu tư thâm canh cho năng suất, sản lượng cao, huyện phấn đấu đạt tổng diện tích gieo trồng các loại cây khoảng 5.060 ha, tổng sản lượng cây có hạt đạt 20.433 tấn.
Trong đó, cây lúa 2.700 ha, năng suất 52 tạ/ha, sản lượng 14.044 tấn; cây ngô 1.420 ha, năng suất 45 tạ/ha, sản lượng 6.389 tấn. Để đạt mục tiêu, UBND huyện đã đưa ra các giải pháp kỹ thuật chủ yếu cần thực hiện, đồng thời chỉ đạo cán bộ được phân công phụ trách vùng, xã cần bám sát địa bàn để nắm chắc tình hình và có biện pháp xử lý kịp thời những vướng mắc nảy sinh trong suốt vụ SX.
Ở phạm vi toàn tỉnh, Sở NN&PTNT đã xây dựng kế hoạch SX vụ mùa, hè- thu với các mục tiêu chính: Tổng diện tích gieo trồng 45.175 ha, trong đó lúa ruộng 23.422 ha, năng suất bình quân 51,2 tạ/ha; ngô 13.663 ha, năng suất bình quân 40 tạ/ha. Về thủy sản, diện tích ao, hồ nuôi cá khoảng 2.500 ha, phấn đấu sản lượng cá cả năm đạt 4.800 tấn. Về SX lâm nghiệp, tiếp tục hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu về bảo vệ rừng 75.000 ha, khoanh nuôi, tái sinh 5.000 ha, trồng rừng mới 7.000 ha, chăm sóc rừng trồng các năm 22.000 ha... Ngoài ra, các lĩnh vực chăn nuôi, thú y, thủy lợi... cần duy trì và phát triển ổn định.
Ông Hoàng Văn Tứ, Giám đốc Sở NN&PTNT nhấn mạnh: Để thực hiện thắng lợi kế hoạch SX cả năm 2013, các địa phương cần tập trung chỉ đạo đẩy mạnh SX vụ mùa, hè - thu, bám sát định hướng mở rộng diện tích gieo trồng, thâm canh để nâng cao năng suất, sản lượng đảm bảo kế hoạch đề ra, kiên quyết không để đất trống trong toàn vụ SX.
Theo lịch gieo cấy, Sở NN&PTNT khuyến cáo, trà lúa mùa sớm nên cấy xong trước ngày 30/6, trà lúa mùa chính vụ cấy xong trong tháng 7, cấy tập trung từ ngày 5 - 20/7. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ các địa phương cần khẩn trương chuẩn bị nguồn giống (đặc biệt là giống lúa, ngô, lạc, đậu, rau các loại...), phân bón, thuốc BVTV, vật tư nông nghiệp... đồng thời đôn đốc bà con nông dân nhanh chóng hoàn tất khâu làm đất để sẵn sàng gieo trồng vụ mùa, hè - thu trong khung thời vụ tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm

Cá lau kiếng còn gọi là cá dọn bể hay cá tỳ bà, loại cá nước ngọt, có xuất xứ từ Nam Mỹ được người chơi cá cảnh trong nước nhập về để nuôi làm cảnh, nhưng sau đó phát tán ra môi trường tự nhiên khiến chúng sinh sôi và xuất hiện tại hầu khắp các sông, rạch, ao, hồ tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL trong những năm gần đây.

Nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân, các chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản về nguy cơ, tác hại của bệnh dịch trong nuôi trồng thủy sản, góp phần phát triển nghề nuôi trồng thủy sản an toàn và bền vững, nhiều địa phương đã lên kế hoạch và chuẩn bị kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản nuôi năm 2015.

“Với kim ngạch xuất khẩu năm 2014 đạt 7,92 tỷ USD, vượt kế hoạch hơn 1 tỷ USD, đây là một năm rất thành công, nhưng cũng là năm đầy vất vả của cả nông dân và doanh nghiệp (DN)”, đó là nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tại buổi gặp gỡ báo chí TPHCM ngày cuối năm 2014.

Sở KH-CN vừa nghiệm thu 2 dự án khoa học gồm: Dự án xây dựng mô hình sản xuất nhân tạo nghêu giống ở tỉnh Bạc Liêu và Dự án sản xuất giống và nuôi cá sặc rằn trong ao đất và trong ruộng lúa kết hợp. Thành công mang lại từ các dự án trên mở ra cho nông dân cơ hội sản xuất nghêu giống và cá sặc rằn.

Theo nhiều người dân thôn Vinh Bình, ban đầu, nông dân chỉ nuôi cá rô đầu vuông với số lượng ít để khảo nghiệm. Do thấy cá thích nghi tốt, lớn nhanh nên một số hộ đã mạnh dạn mua thêm con giống về nuôi. Ông Hồ Nhâm Bảo - hộ nuôi cá trong thôn chia sẻ: “Trước đây, tôi đã có thời gian nuôi cá trê lai, nhưng lợi nhuận rất ít do địa hình thấp, có năm bị mất trắng do lũ lụt. Cuối năm 2013, thấy cá rô đầu vuông của một số hộ trong thôn thả nuôi lớn rất nhanh nên tôi gửi mua một ít giống về thả thử.