Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sẵn Sàng Cho Ngày Công Nhận Xã Nông Thôn Mới

Sẵn Sàng Cho Ngày Công Nhận Xã Nông Thôn Mới
Ngày đăng: 07/11/2014

Đến xã Tân Thành, thị xã Ngã Bảy những ngày này sẽ dễ dàng nhận thấy không khí hối hả xen lẫn niềm vui của người dân đang trông chờ một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt: đó là lễ công nhận xã nông thôn mới (NTM) dự kiến sẽ diễn ra vào những ngày cuối tháng 11 này.

“Toàn bộ đường nối về các ấp đã được bê tông hóa, việc đi lại, vận chuyển hàng hóa, mua bán rất dễ dàng, không sợ bị lầy lội. Đời sống của nhiều hộ dân cũng khấm khá dần lên nhờ nhà nước quan tâm, người dân biết cách làm ăn, chuyển đổi cây trồng phù hợp.

Năm trước, nghe mấy người bên xã Đại Thành vui mừng đón nhận xã nông thôn mới, tôi thấy nôn lắm. Giờ đến lượt xã mình được công nhận, còn gì vui bằng”, ông Tám Long, ở ấp Đông Bình chia sẻ.

Theo ông Lê Văn Ngọt, Bí thư xã Tân Thành, với thuận lợi sẵn có như hệ thống giao thông, thủy lợi đồng bộ, điều kiện tự nhiên ưu đãi nên đủ điều kiện phát huy thế mạnh kinh tế hộ gia đình, nhiều hộ giàu lên nhờ trồng cây cam sành. Nếu giai đoạn 2010-2011, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 14 triệu đồng/năm thì nay người dân đã vượt mức 26 triệu đồng/năm.

Theo chân ông Lê Văn Ngọt khảo sát, mới cảm nhận hết sự ráo riết của địa phương. Khi được hỏi lý do tại sao xã hoàn thành 19 tiêu chí nhanh đến vậy, ông Ngọt chỉ mỉm cười trả lời một câu “nhờ sự đồng thuận cao của người dân”. Theo tìm hiểu, đoạn đường thuộc ấp Sơn Phú 2A nối về xã Đông Bình, nhiều nơi còn ổ gà, mặt đường gồ ghề.

Thế nhưng, người dân đã cùng cán bộ ấp và xã thay phiên nhau bỏ công sức giặm vá lại cho bằng phẳng, dễ đi. Hì hục trộn xi măng, anh Lưu Văn Tiền, ở ấp Sơn Phú 2A, vui vẻ chia sẻ: “Ngay cả cán bộ xã và trưởng ấp cũng tự vác xi măng thì người dân như tôi sao không giúp một tay. Làm việc trước hết là cho chính mình, sau đó mới tới cho địa phương. Lộ này sửa chữa xong thì người dân và mấy đứa con tôi đi học đỡ vất vả”.

Cặp mé chân cầu Tân Thành, chợ Tân Thành có gần 100 tiểu thương, sáng sớm nhộn nhịp người mua bán. Theo lời ông Lê Văn Ngọt, lúc trước người dân tự họp chợ tạm ở một góc nhỏ với vài mớ rau rồi dần dà phát triển lên. Hồi đầu năm vẫn còn lộn xộn, quá tải vì nơi này đông dân, nhu cầu mua bán cao.

Thấy sự bất tiện nên địa phương cho xây lại nhà lồng chợ với quy mô diện tích 5.000m2, giờ cũng cơ bản đảm bảo được sức chứa và phục vụ cho bà con. Ở phía bên kia chân cầu, các máy trộn bê tông cũng đang hoạt động hết công suất và 2-3 ngày nữa, nhà lồng chợ dành cho hộ tự tiêu tự sản đi vào hoạt động. Chợ mới xây có thể đáp ứng cho 40-50 tiểu thương và đã bố trí, phân lô cho bà con.

Không ít người đã bất ngờ khi chạy xe trên các tuyến đường nối trung tâm thị xã về Tân Thành, bởi tuyến này sắp có đến 2 xã NTM, đặc biệt hơn là nằm kế nhau và cùng thuộc thị xã Ngã Bảy. Nhiều người đã nhận định chỉ hơn một năm trước thôi, khó ai nghĩ Tân Thành làm được như vậy.

Nhưng chính sự quyết tâm, đồng lòng của cả chính quyền và người dân làm nên kỳ tích. Ông Nguyễn Đăng Hải, Phó Chủ tịch UBND thị xã Ngã Bảy, cho biết: Tính đến thời điểm này, Tân Thành đã hoàn thành 19/19 tiêu chí xã NTM, thậm chí vượt yêu cầu đặt ra. Với nền tảng là xã văn hóa cộng thêm Thị ủy đã có hẳn một nghị quyết về xây dựng xã NTM Tân Thành với lộ trình hoàn thành các tiêu chí theo từng năm. Mặt khác, xã này vốn là xã anh hùng, do vậy, ngay từ khi triển khai người dân đã nắm rõ, từ đó có sự đồng thuận và ý thức rất cao.

Xác định được có vô vàn khó khăn trong xây dựng NTM, nhất là nguồn kinh phí eo hẹp, thị xã đã phân ra từng chương trình phần việc cụ thể, phần nào của dân thì thị xã chỉ đạo sâu sát và nhanh chóng bằng nhiều hình thức tuyên truyền, vận động. Đối với các tiêu chí cần nhiều vốn, nếu được bố trí đến đâu, thị xã thực hiện đến đó. Do vậy, có thời điểm một số công trình như nhà văn hóa hay khu thể thao chậm trễ tiến độ, nhưng rồi cũng đã hoàn thành theo kế hoạch.


Có thể bạn quan tâm

Đồng Bằng Sông Cửu Long Đầu Tư Phát Triển Nghề Nuôi Tôm Đồng Bằng Sông Cửu Long Đầu Tư Phát Triển Nghề Nuôi Tôm

Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2014 phấn đấu đạt 7 tỉ USD; trong đó riêng mặt hàng tôm là 3,5 tỉ USD, chiếm 50% về giá trị. Có thể nói, con tôm đang trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản, thế nhưng điều nghịch lý là hàng loạt hộ nuôi tôm ở ĐBSCL luôn phập phồng nỗi lo thua lỗ bởi dịch bệnh tràn lan và giá cả lên xuống thất thường...

03/11/2014
Liên Kết Vùng Để Nghề Nuôi Cá Tra Phát Triển Liên Kết Vùng Để Nghề Nuôi Cá Tra Phát Triển

Từ năm 2010 đến nay, Sóc Trăng không còn công nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu, toàn bộ sản lượng cá thương phẩm đều bán cho các tỉnh lân cận. Theo thống kê của ngành thì người nuôi cá tra ở Sóc Trăng bị thua lỗ liên tục từ năm 2008 đến nay do chi phí đầu vào cao hơn từ 1.200 đến 2.500 đồng trên 1kg cá thương phẩm.

03/11/2014
Hiệu Quả Kinh Tế Cao Từmô Hình Nuôi Cá Chép V1 Làm Chính Hiệu Quả Kinh Tế Cao Từmô Hình Nuôi Cá Chép V1 Làm Chính

Chúng tôi tới thăm gia đình anh Trần Văn Dương khi anh đang cho cá ăn, dù đang bận tay với công việc nhưng gương mặt không giấu được niềm vui, anh nhẩm tính: “Với 4.000 m2 diện tích ao nuôi cá chép V1 làm chính, qua 4 tháng nuôi, tôi thấy cá lớn nhanh, trọng lượng trung bình đạt khoảng 400gam/con, với giá thị trường hiện nay là 35.000 đồng/kg, gia đình có thể thu lợi nhuận khoảng 27 triệu đồng”.

03/11/2014
Ninh Bình Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Tôm Chân Trắng Theo VietGAP Ninh Bình Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Tôm Chân Trắng Theo VietGAP

Những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường tăng, tình hình biến đổi khí hậu và những khó khăn trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản theo kiểu truyền thống đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là chưa kiểm soát được 04 loại mối nguy gây mất an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường và an toàn lao động.

03/11/2014
Tận Diệt Thủy Sản Hồ Trị An Trách Nhiệm Thuộc Về Ai? Tận Diệt Thủy Sản Hồ Trị An Trách Nhiệm Thuộc Về Ai?

Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Đồng Nai Phùng Cẩm Hà cho biết: “Những nơi đặt đăng chắn là các bãi, eo, ngách đến mùa cá thường vào sinh sản, loại lưới dày sẽ tận diệt hết thủy sản trên hồ. Loại lưới này ngành thủy sản đã cấm từ lâu và không cho sử dụng tại các sông, hồ”. Theo Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, Hợp tác xã thương mại dịch vụ thủy sản Phước Lộc đã giải thể cách đây hơn 1 năm.

03/11/2014