Sản Lượng Xuất Khẩu Cá Tra Của Việt Nam Đang Tăng Trở Lại

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến hết quý 3, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,276 tỷ USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2013.
Cá tra hiện vẫn duy trì đứng ở vị trí thứ 2 sau tôm, chiếm 22% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Tuy có sự sụt giảm 5,8% về tỷ trọng so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng EU và Mỹ vẫn là hai thị trường lớn nhất nhập khẩu cá tra Việt Nam; trong đó EU chiếm 20,4% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này.
Tây Ban Nha vẫn duy trì vị trí dẫn đầu nhập khẩu cá tra trong khối EU, tiếp đến là Hà Lan, Đức và Anh.
Theo VASEP, xuất khẩu cá tra sang EU giảm trong nhiều năm gần đây nên các doanh nghiệp cá tra Việt Nam vẫn đang tiếp tục mở rộng sang các thị trường mới khác nhằm bù đắp vào khối lượng sụt giảm tại thị trường này.
Mỹ hiện là thị trường nhập khẩu cá tra đứng thứ 2, với hơn 240 triệu USD, chiếm 18,9% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra.
Theo Cục Nghề cá Mỹ (NMFS), Việt Nam vẫn duy trì là nước xuất khẩu cá tra và cá da trơn hàng đầu vào thị trường Mỹ, chiếm 92,7% tổng khối lượng. Giá trung bình cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đạt 3,09 USD/kg, tăng 1,29% so với cùng kỳ năm 2013.
Là một trong ba thị trường nhập khẩu cá tra lớn từ Việt Nam, ASEAN vẫn duy trì mức tăng trưởng dương từ đầu năm đến nay. Xuất khẩu cá tra sang thị trường này đạt giá trị hơn 102 triệu USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2013, riêng quý 3/2014 đạt giá trị 30,48 triệu USD, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2013.
Thái Lan là nước nhập khẩu cá tra nhiều nhất trong khối này, tiếp đến là Singapore và Philippines.
Trước đó, do nhu cầu thị trường xuất khẩu chưa có dấu hiệu khả quan cộng với những khó khăn sản xuất trong nước, nên VASEP đã dự báo xuất khẩu cá tra trong quý 3 sẽ vẫn tiếp tục giảm nhẹ (1%).
Thêm vào đó, trong sáu tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu cá tra (đạt trên 824 triệu USD) giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái thì cá tra phục hồi trong thời gian qua đã chứng minh cho những nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc mở rộng, phát triển thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2013, toàn huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) trồng được 111,27 ha ớt chỉ thiên xuất khẩu. Năng suất đạt 76 tạ một ha được tính là cao nhất từ trước đến nay. Sản lượng đạt 855,5 tấn, tăng gần gấp đôi so với năm 2012. Hiện nay trung bình mỗi kg ớt tươi được tư thương mua với giá 15 đến 20 ngàn đồng. Nhận thấy tiềm năng cây ớt xuất khẩu, huyện Chi Lăng đã xây dựng đề tài khoa học trồng và phát triển cây ớt tạo thành vùng hàng hóa.

Thượng Giáp là một trong 8 xã phía Bắc của huyện vùng cao Nà Hang, có thế mạnh về phát triển chăn nuôi đại gia súc. Tổng đàn trâu trong xã luôn duy trì từ 720 - 800 con; đàn bò từ 250 - 300 con, bình quân mỗi hộ dân trong xã nuôi từ 2 - 3 con trâu, bò.

Đó là 200 trụ tiêu giống Vĩnh Linh lá to, 3 năm tuổi của vợ chồng anh Nguyễn Văn Lợi - chị Thị Hồng ở ấp Đồi Đá, xã Lộc Khánh (Lộc Ninh - Bình Phước). Chị Hồng phấn khởi khoe với chúng tôi đến đầu tháng 4, gia đình chị đã thu hoạch được 1,2 tấn, nhưng cây vẫn còn xum xuê những chuỗi trái dài và chắc mẩy nhờ đủ nước. Chị ước đoán sẽ thu thêm 1 tấn nữa và trung bình mỗi trụ tiêu được 10kg.

Từ một thôn nghèo nhất xã, 3 năm trở lại đây, đời sống bà con thôn An Thịnh, xã Tân Thịnh (Chiêm Hóa) đã có những thay đổi rõ rệt nhờ đẩy mạnh thâm canh cây mía, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao..

Phân DAP Philippines tại nhiều cửa hàng vật tư nông nghiệp có giá bán 758.000 - 760.000 đồng/bao; DAP Trung Quốc (loại hạt xanh): 700.000 - 710.000 đồng/bao; phân NPK 20-20-15 Đầu Trâu của Nhà Máy Bình Điền loại cao cấp khoảng 750.000 - 755.000 đồng/bao; NPK 20-20-15 Đầu Trâu loại thường 720.000 đồng/bao…