Sản Lượng Xuất Khẩu Cá Tra Của Việt Nam Đang Tăng Trở Lại

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến hết quý 3, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,276 tỷ USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2013.
Cá tra hiện vẫn duy trì đứng ở vị trí thứ 2 sau tôm, chiếm 22% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Tuy có sự sụt giảm 5,8% về tỷ trọng so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng EU và Mỹ vẫn là hai thị trường lớn nhất nhập khẩu cá tra Việt Nam; trong đó EU chiếm 20,4% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này.
Tây Ban Nha vẫn duy trì vị trí dẫn đầu nhập khẩu cá tra trong khối EU, tiếp đến là Hà Lan, Đức và Anh.
Theo VASEP, xuất khẩu cá tra sang EU giảm trong nhiều năm gần đây nên các doanh nghiệp cá tra Việt Nam vẫn đang tiếp tục mở rộng sang các thị trường mới khác nhằm bù đắp vào khối lượng sụt giảm tại thị trường này.
Mỹ hiện là thị trường nhập khẩu cá tra đứng thứ 2, với hơn 240 triệu USD, chiếm 18,9% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra.
Theo Cục Nghề cá Mỹ (NMFS), Việt Nam vẫn duy trì là nước xuất khẩu cá tra và cá da trơn hàng đầu vào thị trường Mỹ, chiếm 92,7% tổng khối lượng. Giá trung bình cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đạt 3,09 USD/kg, tăng 1,29% so với cùng kỳ năm 2013.
Là một trong ba thị trường nhập khẩu cá tra lớn từ Việt Nam, ASEAN vẫn duy trì mức tăng trưởng dương từ đầu năm đến nay. Xuất khẩu cá tra sang thị trường này đạt giá trị hơn 102 triệu USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2013, riêng quý 3/2014 đạt giá trị 30,48 triệu USD, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2013.
Thái Lan là nước nhập khẩu cá tra nhiều nhất trong khối này, tiếp đến là Singapore và Philippines.
Trước đó, do nhu cầu thị trường xuất khẩu chưa có dấu hiệu khả quan cộng với những khó khăn sản xuất trong nước, nên VASEP đã dự báo xuất khẩu cá tra trong quý 3 sẽ vẫn tiếp tục giảm nhẹ (1%).
Thêm vào đó, trong sáu tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu cá tra (đạt trên 824 triệu USD) giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái thì cá tra phục hồi trong thời gian qua đã chứng minh cho những nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc mở rộng, phát triển thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Do tôm chết kéo dài làm cho không ít bà con nuôi tôm trên địa bàn huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) gặp khó khăn trong cuộc sống. Nhiều hộ vay vốn ngân hàng để cải tạo và mua giống thả nuôi với mong muốn có được kết quả khả quan. Nhưng tình trạng tôm chết vẫn cứ diễn ra…

Đa phần nông dân ít được hướng dẫn về an toàn lao động (ATLĐ). Tuy nhiên, nhiều xã tại tỉnh Thái Nguyên, bà con được hướng dẫn cũng chẳng làm theo.

Hệ lụy của việc buôn bán và sử dụng chất tạo nạc Salbutamol trên heo vừa mới tạm lắng thì dịch heo tai xanh tái bùng phát và có nguy cơ lây lan. Theo thống kê của Cục Thú y, cả nước có 8 tỉnh, thành xảy ra dịch và buộc phải công bố. Trong đó, tỉnh Bạc Liêu bị thiệt hại khá nặng nề. Giá heo hơi một thời gian dài không "ngóc đầu" lên nổi thì nay tiếp tục giảm.

Nếu như trước kia chỉ có các chủ vườn xoài mới “bán lá” (theo cách gọi của nhà vườn địa phương) cho thương lái, thì nay hàng loạt vườn trồng cam sành ở huyện Châu Thành (Hậu Giang) đã bị nhà vườn bán cho thương lái. Theo đó, chủ vườn thoả thuận giá cả và giao cả mảnh vườn cho thương lái canh tác theo thời gian giao kèo

Suốt hàng chục ngày nay, trên khắp địa bàn huyện Lục Ngạn - Bắc Giang từ các xã Tân Quang, Tân Lập, Nghĩa Hồ, Thanh Hải…không ngừng “nóng” lên bởi hàng nghìn hộ nông dân trồng vải ồ ạt thu gom lá vải khô bán cho các đại lý.