Sản Lượng Xuất Khẩu Cá Tra Của Việt Nam Đang Tăng Trở Lại

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến hết quý 3, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,276 tỷ USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2013.
Cá tra hiện vẫn duy trì đứng ở vị trí thứ 2 sau tôm, chiếm 22% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Tuy có sự sụt giảm 5,8% về tỷ trọng so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng EU và Mỹ vẫn là hai thị trường lớn nhất nhập khẩu cá tra Việt Nam; trong đó EU chiếm 20,4% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này.
Tây Ban Nha vẫn duy trì vị trí dẫn đầu nhập khẩu cá tra trong khối EU, tiếp đến là Hà Lan, Đức và Anh.
Theo VASEP, xuất khẩu cá tra sang EU giảm trong nhiều năm gần đây nên các doanh nghiệp cá tra Việt Nam vẫn đang tiếp tục mở rộng sang các thị trường mới khác nhằm bù đắp vào khối lượng sụt giảm tại thị trường này.
Mỹ hiện là thị trường nhập khẩu cá tra đứng thứ 2, với hơn 240 triệu USD, chiếm 18,9% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra.
Theo Cục Nghề cá Mỹ (NMFS), Việt Nam vẫn duy trì là nước xuất khẩu cá tra và cá da trơn hàng đầu vào thị trường Mỹ, chiếm 92,7% tổng khối lượng. Giá trung bình cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đạt 3,09 USD/kg, tăng 1,29% so với cùng kỳ năm 2013.
Là một trong ba thị trường nhập khẩu cá tra lớn từ Việt Nam, ASEAN vẫn duy trì mức tăng trưởng dương từ đầu năm đến nay. Xuất khẩu cá tra sang thị trường này đạt giá trị hơn 102 triệu USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2013, riêng quý 3/2014 đạt giá trị 30,48 triệu USD, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2013.
Thái Lan là nước nhập khẩu cá tra nhiều nhất trong khối này, tiếp đến là Singapore và Philippines.
Trước đó, do nhu cầu thị trường xuất khẩu chưa có dấu hiệu khả quan cộng với những khó khăn sản xuất trong nước, nên VASEP đã dự báo xuất khẩu cá tra trong quý 3 sẽ vẫn tiếp tục giảm nhẹ (1%).
Thêm vào đó, trong sáu tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu cá tra (đạt trên 824 triệu USD) giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái thì cá tra phục hồi trong thời gian qua đã chứng minh cho những nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc mở rộng, phát triển thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Địa hoàng (sinh địa) là dược liệu được trồng tại Bắc Giang từ nhiều năm trước nhưng diện tích manh mún, nông dân chủ yếu canh tác, thu hoạch theo kinh nghiệm, nên chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế không cao.

Liên tục sau hai năm rớt giá, đầu vụ thu hoạch sắn năm nay, nhiều người dân huyện Bố Trạch (Quảng Bình) khấp khởi mừng thầm khi giá sắn chạm ngưỡng 1.700 đồng/kg (giá thu mua tại nhà máy). Thế nhưng "mừng chưa kịp no", liên tục hai cơn bão ập đến đã khiến người trồng sắn lao đao...

UBND huyện Thoại Sơn (An Giang) đang phối hợp triển khai dự án đầu tư xây dựng “Chuyển đổi cơ cấu lúa – tôm” tại xã Phú Thuận. Dự án có diện tích quy hoạch dự kiến 502 héc-ta, gồm 1 vụ lúa, 1 vụ tôm, vốn đầu tư 37 tỷ đồng. Mục tiêu dự án nhằm chủ động tạo nguồn nguyên liệu thủy sản phục vụ tiêu dùng trong nước và chế biến xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Không riêng gì các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long mà ngay cả xứ dừa Bến Tre trong thời gian gần đây bỗng rộ lên phong trào nuôi đuông dừa bán cho các nhà hàng, quán ăn.

Chôm chôm vụ thuận thường bị dội chợ, rớt giá nên những năm gần đây nông dân thuộc các huyện Cái Bè, Cai Lậy (Tiền Giang) đã áp dụng khoa học - kỹ thuật xử lý chôm chôm ra trái vụ nghịch. Chính nhờ vậy, nông dân trồng chôm chôm ngày càng khấm khá hơn với lợi nhuận mỗi năm đạt từ 150 - 300 triệu đồng/ha.