Sản Lượng Vụ Lúa Hè Thu Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long Ước Đạt 9,5 Triệu Tấn

Theo ngành Nông nghiệp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đến thời điểm này, toàn vùng đã thu hoạch được 740.000ha lúa hè thu, chiếm 43,5% diện tích đã gieo sạ, năng suất bình quân đạt 5,6 tấn/ha.
Riêng Cần Thơ, An Giang và Đồng Tháp đạt năng suất từ 6,5 đến 6,7 tấn/ha. Với năng suất này, ước tổng sản lượng cả vụ đạt 9,5 triệu tấn, tăng gần 200.000 tấn so vụ hè thu trước, góp phần nâng sản lượng lúa Đông Xuân và Hè Thu năm 2014 đạt 20,5 triệu tấn, bằng 82% kế hoạch năm.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá lúa đã sấy khô (loại thường) bán tại kho trong khu vực đang dao động từ 5.300 đến 5.400 đồng/kg, lúa chất lượng cao từ 5.500 đến 5.600 đồng/kg. Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm bán tại kho từ 7.000 đến 7.100 đồng/kg, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm từ 6.750 đến 6.850 đồng/kg. So với giá thành sản xuất ở mức 4.200 đồng/kg, nông dân thu lãi từ 26% trở lên.
Để đạt được kết quả trên, thời gian qua, các tỉnh ĐBSCLthực hiện nghiêm túc lịch xuống giống và chia làm 3 đợt cho phù hợp với tình hình thủy văn từng khu vực, đồng thời áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, phân bón, kỹ thuật canh tác theo phương pháp mới. Bên cạnh đó, việc phòng trừ sâu bệnh cũng được các tỉnh thực hiện tốt nên không bùng phát dịch bệnh.
Các tỉnh thuộc khu vực bị ảnh hưởng của hạn, mặn xâm nhập đã kịp thời phòng, chống hạn, vận hành tốt hệ thống thủy lợi, thực hiện các biện pháp tích nước, tiết kiệm nước, sử dụng hợp lý nguồn nước, bảo đảm canh tác hết diện tích. Nhờ đó, dù xuống giống vụ lúa Hè Thu trong thời điểm nước mặn xâm nhập sâu, khô hạn gây hại khó khăn cho 600.000 ha nhưng lúa vẫn phát triển tốt.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm khai thác thế mạnh tự nhiên, phát huy lợi thế nguồn lao động dồi dào, bảo đảm an ninh lương thực, từ năm 2009, tỉnh Thanh Hoá đã triển khai thực hiện đề án xây dựng vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao

Khủng hoảng nợ ở khu vực đồng tiền chung châu Âu đã khiến việc tiêu thụ cà phê bị sụt giảm.

Trước khi bén duyên với nuôi lợn, anh Trần Văn Lưu ở thôn Nam Sơn, xã Thiện Phiến, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên đã từng làm đủ nghề để kiếm sống, từ phụ vữa, rồi đi bẻ nhãn thuê…

Vụ sản xuất năm 2012, nhiều diêm dân ở Sa Huỳnh, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ đã đầu tư hàng tỷ đồng để mua bạt lót, xây ruộng bằng xi măng để tăng năng suất, chất lượng muối.

Ông Nguyễn Xuân Hà ngụ tại ấp 6, xã Nha Bích, huyện Chơn Thành (Bình Phước) phân trần: Cả 1,2 ha điều 15 tuổi này bán củi chỉ được 20 triệu, nhưng cũng phải cưa vì điều vừa thất mùa lại vừa xuống giá; vụ vừa qua bán chỉ được 20 triệu, trừ chi phí còn chưa đầy 10 triệu.