Sản Lượng Vụ Lúa Hè Thu Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long Ước Đạt 9,5 Triệu Tấn

Theo ngành Nông nghiệp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đến thời điểm này, toàn vùng đã thu hoạch được 740.000ha lúa hè thu, chiếm 43,5% diện tích đã gieo sạ, năng suất bình quân đạt 5,6 tấn/ha.
Riêng Cần Thơ, An Giang và Đồng Tháp đạt năng suất từ 6,5 đến 6,7 tấn/ha. Với năng suất này, ước tổng sản lượng cả vụ đạt 9,5 triệu tấn, tăng gần 200.000 tấn so vụ hè thu trước, góp phần nâng sản lượng lúa Đông Xuân và Hè Thu năm 2014 đạt 20,5 triệu tấn, bằng 82% kế hoạch năm.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá lúa đã sấy khô (loại thường) bán tại kho trong khu vực đang dao động từ 5.300 đến 5.400 đồng/kg, lúa chất lượng cao từ 5.500 đến 5.600 đồng/kg. Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm bán tại kho từ 7.000 đến 7.100 đồng/kg, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm từ 6.750 đến 6.850 đồng/kg. So với giá thành sản xuất ở mức 4.200 đồng/kg, nông dân thu lãi từ 26% trở lên.
Để đạt được kết quả trên, thời gian qua, các tỉnh ĐBSCLthực hiện nghiêm túc lịch xuống giống và chia làm 3 đợt cho phù hợp với tình hình thủy văn từng khu vực, đồng thời áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, phân bón, kỹ thuật canh tác theo phương pháp mới. Bên cạnh đó, việc phòng trừ sâu bệnh cũng được các tỉnh thực hiện tốt nên không bùng phát dịch bệnh.
Các tỉnh thuộc khu vực bị ảnh hưởng của hạn, mặn xâm nhập đã kịp thời phòng, chống hạn, vận hành tốt hệ thống thủy lợi, thực hiện các biện pháp tích nước, tiết kiệm nước, sử dụng hợp lý nguồn nước, bảo đảm canh tác hết diện tích. Nhờ đó, dù xuống giống vụ lúa Hè Thu trong thời điểm nước mặn xâm nhập sâu, khô hạn gây hại khó khăn cho 600.000 ha nhưng lúa vẫn phát triển tốt.
Có thể bạn quan tâm

Giá thức ăn viên (thức ăn công nghiệp) tiếp tục tăng; giá bán cá tra nguyên liệu lại giảm đã đẩy người nuôi cá tra rơi vào khó khăn. Để đối phó với áp lực lỗ vốn, nhiều hộ nuôi quyết định chuyển sang cho ăn thức ăn tự chế để cầm cự.

Hiện nay, toàn tỉnh Bến Tre có đàn heo trên 400.000 con. Từ việc nuôi heo dạng gia đình (mỗi hộ chỉ vài con), trong những năm gần đây, người chăn nuôi chuyển dần sang nuôi qui mô theo hình thức trang trại.

Theo đó, trung tâm Nghiên cứu phát triển cây thanh long, thuộc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, đã khảo nghiệm hiệu quả sử dụng bóng compact chống ẩm Điện Quang 20W thay thế cho đèn sợi đốt 60W để xử lý thanh long ra hoa trái vụ trên quy mô 1 ha ở vườn thanh long 3 tuổi, tại trạm thực nghiệm thanh long Hàm Minh. Sau 19 ngày thắp đèn, mỗi đêm trung bình 10 giờ đã cho kết quả: so với sử dụng bóng sợi đốt 60W thì bóng compact chống ẩm 20W có khả năng tiết kiệm 2/3 lượng điện năng tiêu thụ, giảm tỉ lệ bóng hư hỏng khi gặp mưa gió từ 7,8% xuống 0,5%.

Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư (TTKNKN) Hà Tĩnh thực hiện mô hình nuôi cá diêu hồng thương phẩm trong ao đất tại xã Đức Lạng - huyện Đức Thọ. Đây là đối tượng trong thời gian qua được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Hà Tĩnh xây dựng ở một số địa phương như: huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà và đã cho kết quả tốt về mặt kinh tế cũng như kỹ thuật nuôi.

Để giúp cá mau lớn, giảm rủi ro bệnh tật, hiện nay nhiều “đại gia” nuôi cá tra ở miền Tây thuê hẳn cả đội ngũ “ôsin” hút bùn chuyên nghiệp, chỉ cáng đáng mỗi việc “tẩy” sạch chất cặn bã dưới đáy ao.