Sản Lượng Tôm Nuôi Và Cá Tra Giảm Mạnh Do Dịch Bệnh Và Thời Tiết

Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, sản lượng tôm nuôi và cá tra trong tháng Tám giảm mạnh do tình hình dịch bệnh và thời tiết bất lợi khiến người nuôi tiếp tục chịu lỗ.
Theo đó, đại diện của các Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thuộc đồng bằng sông Cửu Long thông báo, sản lượng cá tra của hầu hết các tỉnh đều giảm so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do giá cá tra nguyên liệu giảm thấp nên người nuôi cho ăn cầm chừng, kéo dài thời gian, cá không đạt kích cỡ thu hoạch.
Cụ thể, Tiền Giang có 158 ha diện tích nuôi cá tra (tăng 31,6%) song sản lượng chỉ đạt 21.100 tấn giảm 0,5%; Bến Tre có diện tích 680 ha (tăng 4,6%) và sản lượng đạt 108.200 tấn giảm tới 9,1%; Vĩnh Long có 425 ha diện tích nuôi cá tra (tăng 0,1%) song sản lượng giảm 7% và chỉ đạt 64.104 tấn, Đồng Tháp diện tích 1.555 ha (tăng 2,4%) nhưng sản lượng cũng chỉ đạt 208.639 tấn giảm 3,4%...
Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vĩnh Long cho biết, do hiện nay đang là mùa mưa nên tạo điều kiện cho bệnh thủy sản xảy ra hầu hết trên cá tra nuôi. Đối với cơ sở thực hiện tốt kỹ thuật phòng và trị bệnh thì mức độ hao hụt từ 3-5 %, còn các cơ sở khác thậm chí hao hụt từ 10-15%.
Trong khi đó, giá cá tra nguyên liệu trong tháng dao động từ 21.000-22.000 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg so với tháng trước, giá thành sản xuất 22.500-23.500 đồng/kg. Với giá như trên người nuôi vẫn lỗ từ 1.500-2.000 đồng/kg.
Bên cạnh đó, đối với ngành nuôi tôm, theo báo cáo của Cục Thú y, diễn biến dịch bệnh, cụ thể là dịch bệnh đốm trắng xảy ra ở hầu hết các tỉnh nuôi tôm, trong đó Sóc Trăng cao nhất 38,47%, Quảng Ninh thấp nhất 2,19%. Các bệnh chủ yếu là đốm trắng, đầu vàng, hoại tử gan tụy.
Đến nay, mặc dù nhiều địa phương đã kiểm soát tốt bệnh hoại tử gan tụy ở tôm nuôi, tuy nhiên, đại diện của các sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thuộc đồng bằng sông Cửu Long cho biết, diện tích và sản lượng tôm sú 8 tháng qua của một số tỉnh giảm so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, diện tích và sản lượng nuôi tôm sú một số tỉnh bao gồm: Cà Mau có diện tích nuôi tôm sú là 263.535 ha (giảm 1,2%), sản lượng 78.000 tấn (giảm1,0 %); Bạc Liêu, diện tích 115.821 ha (giảm3,3%), sản lượng 34.617 tấn (giảm 7,3%); Bến Tre có diện tích 26.362 (giảm 5,3%), sản lượng 6.244 (giảm 27,4%)… Đối với các tỉnh vùng Đông Nam bộ, sản lượng tôm sú của 2 tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh đều giảm 6,7% so với cùng kì năm trước, với sản lượng lần lượt là 939 tấn và 881 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Ngành chăn nuôi được coi là mũi nhọn, tạo giá trị lớn trong nội ngành nông nghiệp. Trong những năm qua, Lạng Sơn đã có nhiều nỗ lực để thúc đẩy phát triển chăn nuôi, tuy nhiên việc chưa chủ động được nguồn giống cung cấp trong nội tỉnh đã tạo ra trở lực kìm hãm hướng phát triển này.

Chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi heo, gà trên địa bàn huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) đang rất được chú trọng. Nhờ nắm bắt các yếu tố kỹ thuật, ngành chăn nuôi tạo nên những bước tiến quan trọng theo hướng bảo vệ môi trường.

Dự án “Xây dựng và mở rộng mô hình chọn lọc, cải tạo và phát triển chăn nuôi trâu theo hướng lấy thịt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” do Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh triển khai trong 3 năm (từ tháng 01 - 2011 đến tháng 12 -2013). Thông qua dự án chất lượng đàn trâu được được cải thiện; năng lực, trình độ quản lý, kỹ thuật chăn nuôi… của cán bộ tham gia dự án và người nông dân được nâng cao.

Thực hiện kế hoạch thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên năm 2013, những ngày qua, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông đã tổ chức thả hàng vạn con cá giống các loại tại các ao hồ trên địa bàn các huyện Đắk Mil, Đắk Glong, Chư Jút và Krông Nô.

Gia đình ông Hồ Ngọc Bình ở TDP 6, phường Hương Văn (TX Hương Trà) là một trong những hộ điển hình về mô hình nông dân làm giàu từ nuôi rắn mối, dế đầu tiên ở tỉnh Thừa Thiên Huế.