Sản Lượng Thuỷ Sản Tháng 2 Tăng 4%

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sản lượng thủy sản tháng 2 ước tính đạt 369.700 tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, sản lượng cá đạt 286.800 tấn, tăng 3,4%; tôm đạt 28.900 tấn, tăng 6,3%.
Tuy nhiên, sản lượng thủy sản nuôi trồng tháng 2 ước tính đạt 323.600 tấn, giảm 1,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó cá đạt 237.900 tấn, giảm 3,5%; tôm đạt 47.200 tấn, tăng 4,8%.
Nuôi trồng cá tra vẫn gặp khó khăn do giá cá tra nguyên liệu ở mức thấp, dẫn đến thị trường tiêu thụ bị ảnh hưởng.
Diện tích nuôi cá tra tại một số địa phương bị thu hẹp dẫn tới sản lượng cá tra giảm mạnh. Trong đó An Giang đạt 14.000 tấn, giảm 6,3% so cùng kỳ năm trước; Cần Thơ 7.500 tấn, giảm 11,3%; Vĩnh Long 9.000 tấn, giảm 3,3%; Bến Tre 5.100 tấn, giảm 64,7%.
Theo đánh giá của Bộ NNPTNT, nuôi trồng tôm và các loại thủy sản khác tương đối ổn định. Các địa phương đang tập trung thả nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú nuôi quảng canh cải tiến, đồng thời chuẩn bị ao nuôi để thả giống tôm sú thâm canh vụ mới.
Sản lượng thủy sản khai thác tháng 2 ước tính đạt 228.900 tấn, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khai thác biển đạt 215.300 tấn, tăng 8,6%.
Tính chung 2 tháng đầu năm, sản lượng thủy sản ước tính đạt 768.800 tấn, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2013, bao gồm sản lượng nuôi trồng đạt 323.600 tấn, giảm 0,3%; sản lượng khai thác đạt 445.200 tấn, tăng 4,3%, trong đó khai thác biển đạt 419.400 tấn, tăng 4,7%.
Có thể bạn quan tâm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến hết quý 3, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,276 tỷ USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2013.

Vì vậy, nghề nuôi bò sữa được xem là có đầu ra ổn định ngay tại thị trường trong nước và cần phải có một bước đột phá lớn để có thể cung ứng đủ lượng sữa ra thị trường. Nhưng hiện tại, một số nông hộ chăn nuôi bò sữa tại TP.Hồ Chí Minh đang gặp khó trăm bề.

Để khai thác hiệu quả diện tích đất sản xuất, nâng cao thu nhập, tái tạo môi trường sinh thái thích hợp cho cây cà phê, nhiều hộ nông dân trong tỉnh đã chọn giải pháp trồng xen các loại cây ăn quả, cây rừng vào vườn cà phê. Cách làm này thực sự đã mang lại lợi ích nhiều mặt cho bà con nông dân.

Chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch là một trong những khâu quan trọng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, tăng tính cạnh tranh cho nông sản khi xuất bán ra thị trường. Tuy nhiên, hiện nay, phần lớn người dân và các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh vẫn thực hiện mua bán, thu hoạch bằng phương thức cũ, không theo quy trình nên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị sản phẩm nông sản.

Theo Sở Nông nghiệp - PTNT, toàn tỉnh hiện có trên 117.357 ha, sản lượng ước đạt trên 230.000 tấn. Tuy nhiên, việc phát triển cà phê trên địa bàn tỉnh chưa mang tính bền vững, chưa phát huy hết tiềm năng về đất đai, khí hậu để nâng cao năng suất, chất lượng.