Sản Lượng Thủy Sản Tăng 4,1%

Theo Tổng cục Thủy sản, tổng sản lượng thủy sản tháng 1/2014 ước đạt 399.100 tấn, tăng 4,1% so với cùng kỳ 2013.
Trong đó sản lượng khai thác đạt 216.300 tấn, tăng 6,8%, sản lượng nuôi trồng đạt 182.800 tấn, tương đương cùng kỳ 2013.
Đối với khai thác, sau thời gian biển động, thời tiết trên các vùng biển tương đối thuận lợi cho hoạt động khai thác, hải sản xuất hiện nhiều ngay từ đầu mùa vụ mới nên ngư dân các địa phương đã đồng loạt ra khơi.
Sản lượng các chuyến biển đầu mùa khá cao, có lãi, tạo không khí phấn khởi cho ngư dân trước Tết Nguyên đán. Sản lượng khai thác đạt 216.300 tấn, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, sản lượng khai thác hải sản đạt 204.100 tấn, bằng 106,8% so với cùng kỳ 2013, sản lượng khai thác nội địa đạt 12.200 tấn, đạt 106,1% so với cùng kỳ 2013.
Về nuôi trồng, bước vào đầu năm 2014, các địa phương đã chủ động chuẩn bị phòng chống các tác hại do thời tiết gây ra và tiến hành thả nuôi vụ mới. Các tỉnh phía Bắc tích cực chỉ đạo chống rét cho đàn thủy sản giống lưu qua đông, đàn bố mẹ và đàn thủy sản thương phẩm đang có trong ao chuẩn bị phục vụ trong và sau Tết Nguyên đán.
Hiện các tỉnh nuôi cá tra khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang tập trung nuôi tiếp diện tích đã thả giống từ năm 2013, đồng thời với việc tiếp tục thả giống cho vụ mới.
Tính đến ngày 17/1 đã có 139 ha được thả mới với 60 triệu giống. Sản lượng cá tra thu hoạch trong tháng từ diện tích 2013 chuyển sang là 24,340 tấn (năng suất 181 tấn/ha).
Đối với nuôi tôm, hiện các tỉnh tập trung chăm sóc diện tích đang có tôm chờ thu hoạch và chuẩn bị các điều kiện cho vụ nuôi chính.
Tính đến ngày 15/1, tổng diện tích nuôi tôm đã thả giống của 16 tỉnh báo cáo là 127.475 ha, trong đó diện tích nuôi tôm sú là 120.441 ha, nuôi tôm chân trắng là 7.034 ha.
Diện tích thu hoạch từ ngày 15/12/2013 đến ngày 15/1/2014 là 39.278 ha và sản lượng đạt 19.502 tấn. Diện tích nuôi tôm vụ 3 tại 9/16 tỉnh báo cáo là 867 ha (chiếm 17% diện tích thả nuôi).
Có thể bạn quan tâm

Hỏi về người trồng mít nhiều kinh nghiệm ở xã Lâm Sơn (Ninh Sơn - Ninh Thuận), không ai qua được vợ chồng bà Nguyễn Thị Bé ở thôn Tầm Ngân 2. Hàng cây xà cừ tỏa bóng rợp mát con đường nhỏ chạy giữa khung cảnh làng quê thơ mộng. Một bên là kênh thủy lợi dẫn nước từ sông Ông, một bên là đồng lúa chấp chới cánh cò.

Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn), trên cả nước hiện trồng khoảng 33.600 ha cây thanh long thương phẩm. Trong đó, tại tỉnh Bình Thuận có 24.000 ha, Long An có 5.400 ha và tỉnh Tiền Giang trồng 4.200 ha.

Trong đó, diện tích chuối mô cho thu hoạch trong năm 2014 là 270 ha. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của trận gió lốc ngày 4/6/2014 đã làm 14,5 ha chuối trong giai đoạn có quả non bị gãy đổ. Vì vậy, diện tích cho thu hoạch trong năm 2014 chỉ còn 255,5 ha, sản lượng ước đạt hơn 6.300 tấn.

Lợi dụng nhu cầu cần trị bệnh trên cây có múi của nhiều nhà vườn, một số công ty đã đến tư vấn các chế phẩm nông nghiệp ngăn chặn bệnh vàng lá gân xanh (Greening) trên cây cam sành. Trong khi các cơ quan chuyên môn Hậu Giang khẳng định, đến nay vẫn chưa có bất kỳ loại phân, thuốc nào có khả năng đặc trị được dịch bệnh nguy hiểm này.

Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Chợ Lách (Bến Tre) phát huy tốt thế mạnh kinh tế vườn với nhiều loại hoa kiểng, cây ăn trái đặc sản. Làng nghề hoa kiểng - cây giống Cái Mơn (xã Vĩnh Thành) có truyền thống trăm năm, đã đưa sản phẩm của vùng đi khắp cả nước.