Sản Lượng Thủy Sản Huyện Đảo Phú Quốc Đạt Hơn 40% Kế Hoạch Năm

Năm tháng đầu năm, sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản của huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) đạt hơn 40% kế hoạch năm, tăng 18% so cùng kỳ; tổng giá trị sản xuất trên 306 tỷ đồng, đạt 51% kế hoạch, tăng 17%.
Ông Huỳnh Quang Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện đảo Phú Quốc cho biết: Thời tiết biển những tháng đầu năm nay khá thuận lợi cho ngư dân đánh bắt trên ngư trường. Huyện tập trung phát triển khai thác thủy sản theo hướng vươn ra khơi xa, gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường và tái tạo nguồn lợi thủy sản.
Ngư dân đầu tư tàu cá công suất lớn, giảm đánh bắt ven bờ, tổ chức thành tổ, đội kết hợp xây dựng đội tàu dịch vụ hậu cần nghề cá vừa khai thác đạt sản lượng, vừa giảm chi phí sản xuất trên ngư trường.
Đoàn tàu cá trang bị những thiết bị hiện đại như: máy định vị, máy dò cá, máy thông tin liên lạc tầm xa...; chú trọng khai thác các loại thủy hải sản giá trị kinh tế cao, ứng dụng công nghệ bảo quản sản phẩm sạch, giảm thất thoát sau khai thác, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm hàng hóa.
Bên cạnh đó, huyện điều chỉnh lại cơ cấu ngành nghề khai thác phù hợp với đặc điểm ngư trường, mùa vụ đánh bắt. Xây dựng hoàn thành đưa vào hoạt động 2 cảng cá trọng yếu là Thổ Chu và An Thới phục vụ khai thác đánh bắt trên ngư trường.
Tuy nhiên, dự báo của ngành chức năng Phú Quốc, sản lượng khai thác thủy sản trước nguy cơ giảm xuống do phần lớn tàu cá công suất lớn tự phát chuyển sang đánh bắt một loài thủy sản lạ mà ngư dân địa phương gọi là con banh lông. Đây là một loài thủy sản không nằm trong danh mục khai thác và chưa xác định được giá trị của nó.
Huyện tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý, đăng ký, đăng kiểm phương tiện tàu thuyền trên địa bàn; xử lý nghiêm các trường hợp đánh bắt vi phạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nhất là kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc khai thác con banh lông để có hướng xử lý.
Tổ chức, sắp xếp và kiểm soát đánh bắt nguồn lợi cá cơm hiệu quả, nhằm cung ứng đủ nguyên liệu cho các cơ sở nhà thùng sản xuất nước mắm đã bị giảm hơn 30% sản lượng sản phẩm nước mắm truyền thống trong 5 tháng đầu năm nay. Tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân chủ động sắp xếp lại ngành nghề khai thác đạt sản lượng, hiệu quả kinh tế cao.
Trên lĩnh vực nuôi trồng, Phú Quốc có điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái biển thuận lợi để phát triển nuôi các loài thủy hải sản, nhất là nghề nuôi cá lồng bè quanh các đảo. Phú Quốc hiện có khoảng 100 cơ sở nuôi cá lồng bè trên biển với các loài đặc trưng như: cá mú đen, cá mú sao, cá đỏ, cá hồng bạc… là những loài cá có giá trị kinh tế cao. Từ đầu năm đến nay, Phú Quốc thu hoạch cá nuôi lồng bè sản lượng hơn 326 tấn cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Trên cơ sở đề án quy hoạch tổng thể phát triển nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2020, Phú Quốc bố trí nuôi trồng thủy sản theo hướng gắn với phát triển du lịch, phục vụ du khách tham quan, đặc biệt là các mô hình nuôi cá lồng bè trên biển, nuôi trai lấy ngọc.
Ông Huỳnh Quang Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện đảo Phú Quốc, cho biết: Huyện xây dựng dự án tăng sản lượng nuôi cá lồng bè, hải sản, ốc hương… phấn đấu năm 2015 đạt 1.500 tấn sản phẩm thủy sản hàng hóa. Tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân chủ động sắp xếp lại ngành nghề nuôi trồng thuỷ sản; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
Có thể bạn quan tâm

Vụ Hè Thu năm 2012, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (TTƯDTBKH) Vĩnh Phúc đã phối hợp với Công ty TNHH giống cây trồng Chánh Nông xây dựng mô hình trình diễn và giới thiệu giống mướp đắng lai F1 CN0244.

Vườn Cò là một ấp nghèo của xã Hưng Thành, huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu). Sản xuất chủ yếu của người nông dân ở đây là 1 vụ lúa và 1 vụ tôm, đời sống còn nhiều khó khăn. Tuy vậy, trong ấp có một số hộ nông dân làm kinh tế rất thành công (nuôi cá kèo) trong đó có hộ ông Trần Văn Thọ.

Hiện nay, rầy nâu và rầy lưng trắng lứa 6 đã gây hại ở 1.625 ha, mật độ trung bình 1.500 - 2.000 con/m2, nơi cao 5.000 - 7.000 con/m2, cá biệt có ổ lên tới hàng vạn con/m2.

Với đầu ra ổn định, trung bình mỗi sào thu về từ 8 – 10 triệu đồng/năm, cây mía tím đã và đang trở thành cây trồng chủ lực ở một số huyện miền tây Thanh Hóa như huyện Bá Thước, Quan Hóa...

Cá tra nguyên liệu loại trên 1 kg/con hiện chỉ khoảng 19.500 – 19.700 đồng/kg, mức giá mà các doanh nghiệp chế biến thu mua rất hạn chế. Cùng lúc này, loại cá dưới 800 g/con, giá thu mua khoảng 22.000 – 22.200 đồng/kg (áp dụng cho phương thức mua cá trả tiền chậm), còn nếu trả tiền mặt, chỉ ở mức 20.000 đồng/kg.