Sản Lượng Thủy Sản Của Việt Nam Có Xu Hướng Giảm Xuống

Theo Báo cáo của OECD và FAO, thời gian tới, đối thủ cạnh tranh chính trong xuất khẩu thủy sản với Việt Nam có thể là Thái Lan, các nước Mỹ La Tinh...
Theo Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công thương), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) đã phối hợp đưa ra Báo cáo tổng hợp về triển vọng ngành sản xuất và thương mại thủy sản của thế giới cho đến năm 2022.
Theo đó, Việt Nam một trong những nước có tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản cao nhất thế giới trong giai đoạn 2003 – 2012. Tuy nhiên, giai đoạn 2013 - 2022, tăng trưởng về sản lượng thủy sản của Việt Nam có xu hướng giảm xuống, thấp hơn so với một số nước đang phát triển khác như Nigeria, Brazil, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ… Ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là nước có sản lượng thủy sản cao thứ hai chỉ sau Indonesia.
Cũng theo Báo cáo này, ngành thủy sản của Việt Nam chủ yếu hướng tới xuất khẩu với mức xuất khẩu bình quân đạt trên 40% sản lượng làm ra và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình gần 14% trong giai đoạn 2003 – 2012. Tỉ trọng xuất khẩu thủy sản dự báo sẽ tăng lên khoảng 43% tổng sản lượng nhưng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân có thể sẽ giảm mạnh xuống còn trên 2,0% trong giai đoạn 2013 – 2022.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, trong 9 tháng năm 2014, trị giá xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã đạt 5,65 tỉ USD, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm 2013.
Số liệu trong Báo cáo của OECD và FAO cho thấy, trong thời gian tới, các đối thủ cạnh tranh chính trong xuất khẩu thủy sản với Việt Nam có thể là Thái Lan, các nước Mỹ La Tinh và Cariber như Brazil, Mehico, Chi lê. Những nước này đều có tốc độ tăng trưởng sản lượng và xuất khẩu cao hơn Việt Nam trong giai đoạn 2013 – 2022.
Có thể bạn quan tâm

Việc thực hiện Chiến dịch phòng chống bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu ở các tỉnh đã có những kết quả đáng khích lệ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông báo số 3020/TB-BNN-VP về Kết luận của Thứ trưởng Lê Quốc Doanh tại Hội nghị Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phòng chống bệnh hại cây hồ tiêu.

Cuộc tọa đàm trực tiếp có chủ đề “Cà Mau tìm hướng phát triển bền vững cho ngành thủy sản”. Sáng 26/4, tại Cà Mau, Hệ thời sự chính trị tổng hợp (VOV1) và Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam khu vực ĐBSCL phối hợp tổ chức cuộc tọa đàm trực tiếp với chủ đề “Cà Mau tìm hướng phát triển bền vững cho ngành thủy sản”.

Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh Tây Ninh hiện đạt khoảng hơn 27.900 ha, trong đó hồ Dầu Tiếng có diện tích mặt nước là 27.000 ha, còn lại là sông suối, kênh rạch.

Theo tin từ Cục Thống kê, hiện nông dân các địa phương trong tỉnh Bình Định đã sử dụng 4.255 ha mặt nước để nuôi trồng thủy sản. Riêng diện tích mặt nước đã thả nuôi tôm 1.482,4 ha, tăng 67,5 ha so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 483,3 ha diện tích tôm thẻ chân trắng và 999,1 ha tôm sú.

Tháng ba (âm lịch), cuối xuân đầu hạ; lúc giao mùa cũng là mùa hoa nở rộ núi rừng Tây Bắc: Chớm tàn hoa nhãn là rực sáng hoa cà phê; những người nuôi ong ở Phổng Lái (Thuận Châu, tỉnh Sơn La) lại cần mẫn rủ nhau mang ong đuổi theo mùa hoa.