Sản Lượng Thủy Sản Của Việt Nam Có Xu Hướng Giảm Xuống

Theo Báo cáo của OECD và FAO, thời gian tới, đối thủ cạnh tranh chính trong xuất khẩu thủy sản với Việt Nam có thể là Thái Lan, các nước Mỹ La Tinh...
Theo Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công thương), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) đã phối hợp đưa ra Báo cáo tổng hợp về triển vọng ngành sản xuất và thương mại thủy sản của thế giới cho đến năm 2022.
Theo đó, Việt Nam một trong những nước có tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản cao nhất thế giới trong giai đoạn 2003 – 2012. Tuy nhiên, giai đoạn 2013 - 2022, tăng trưởng về sản lượng thủy sản của Việt Nam có xu hướng giảm xuống, thấp hơn so với một số nước đang phát triển khác như Nigeria, Brazil, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ… Ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là nước có sản lượng thủy sản cao thứ hai chỉ sau Indonesia.
Cũng theo Báo cáo này, ngành thủy sản của Việt Nam chủ yếu hướng tới xuất khẩu với mức xuất khẩu bình quân đạt trên 40% sản lượng làm ra và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình gần 14% trong giai đoạn 2003 – 2012. Tỉ trọng xuất khẩu thủy sản dự báo sẽ tăng lên khoảng 43% tổng sản lượng nhưng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân có thể sẽ giảm mạnh xuống còn trên 2,0% trong giai đoạn 2013 – 2022.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, trong 9 tháng năm 2014, trị giá xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã đạt 5,65 tỉ USD, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm 2013.
Số liệu trong Báo cáo của OECD và FAO cho thấy, trong thời gian tới, các đối thủ cạnh tranh chính trong xuất khẩu thủy sản với Việt Nam có thể là Thái Lan, các nước Mỹ La Tinh và Cariber như Brazil, Mehico, Chi lê. Những nước này đều có tốc độ tăng trưởng sản lượng và xuất khẩu cao hơn Việt Nam trong giai đoạn 2013 – 2022.
Có thể bạn quan tâm

Đồng Tháp Mười (ĐTM) là vùng đất nhiễm phèn vốn không phù hợp với việc nuôi cá tra. Vậy mà hiện nay, mỗi năm đã có hàng chục ngàn tấn cá tra được nuôi ở ĐTM nhờ sức sáng tạo của nông dân địa phương. Một hướng đột phá độc đáo đang mở ra triển vọng lớn cho ĐTM và cả nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL.

Nắm bắt được nhu cầu thị trường ưa chuộng các loại thịt động vật ngoài những gia súc truyền thống, nhiều hộ dân ở các huyện ngoại thành (TP.HCM) đang rộ lên phong trào nuôi con đặc sản (thỏ, ếch, nhím, cá sấu…) để cung cấp cho các nhà hàng, quán nhậu. Nghề này có thể giúp người dân thu lãi lớn nhưng cũng đối mặt với không ít rủi ro...

Thời điểm khoảng 10 năm trước đây, diện tích cây mãng cầu ta tại Bình Thuận lên đến hơn 1.200 ha. Nhưng vì nhiều nguyên nhân, nhất là do năng suất và chất lượng không như mong đợi nên người trồng chặt bỏ thay thế bằng cây trồng khác. Chính vì vậy mới đây, đơn vị chức năng ở địa phương đã tiến hành thực hiện đề tài ứng dụng khoa học công nghệ nhằm tìm lại “chỗ đứng” cho cây mãng cầu ta…

Mấy ngày nay, giá thịt gà liên tục tăng. Theo các tiểu thương, thịt gà tăng giá không phải do nguồn cung khan hiếm mà do dịch cúm gia cầm đang khiến cho người chăn nuôi dè chừng khi bán ra nên giá có xu hướng tăng.

Trước đây, do chỉ độc canh cây lúa, hiệu quả thấp, đời sống gia đình anh Lê Hồng Phương (xã Tân Quý Tây, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) thường thiếu trước, hụt sau. Năm 2001, khi về quê vợ ăn giỗ nghe nói ở đây có người “phất” lên nhờ trồng củ cải trắng, thế là anh khăn gói “tầm sư học đạo”.