Sản Lượng Sụt Giảm

Đó là nhận định của ông Võ Văn Mùi, Chủ tịch UBND xã Long Sơn về tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản 9 tháng đầu năm 2013 tại xã Long Sơn. Hiện xã Long Sơn có khoảng gần 1.500 hộ dân sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản trên tổng diện tích nuôi trồng 173,4ha.
Trong đó, diện tích nuôi hàu là 17,7ha; nuôi sò huyết 3,2ha; 140ha đùng nuôi cá, tôm; nuôi cá lồng bè 12,5ha. Sản lượng hàng năm vào khoảng 6.000 tấn thủy sản các loại. Tính đến hết tháng 9-2013, toàn xã chỉ khai thác được 3.150 tấn, đạt 54,26% kế hoạch năm.
Theo ông Mùi, hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản của xã đang gặp khó khăn, một phần do ảnh hưởng bởi hoạt động khai thác cát của Công ty Hoàng Linh (nay đã được UBND tỉnh yêu cầu ngưng hoạt động). Mặt khác là do nguồn nước bị ô nhiễm từ xả thải của các công ty chế biến hải sản trên địa bàn xã Tân Hải, huyện Tân Thành đổ ra sông Chà Và gây chết cá hàng loạt ở các bè nuôi cá lồng.
Nhiều hộ bị thiệt hại nặng nề do cá chết vì nguồn nước ô nhiễm. Hiện UBND xã Long Sơn đang đề xuất kế hoạch phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành khảo sát các yếu tố về luồng lạch, mật độ - kỹ thuật nuôi trồng, nguồn nước… để kịp thời hỗ trợ người dân, giải quyết các khó khăn trước mắt.
Có thể bạn quan tâm

Trước thực trạng diễn ra của bệnh tôm, đặc biệt là hội chứng tôm chết sớm (viết tắt EMS hoặc AHPNS) chưa xác định tác nhân gây ra, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản (NTTS) tỉnh đã đề xuất người nuôi triển khai nuôi tôm theo mô hình mới.

Anh Phạm Thận, Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã Bắc Phong (Thuận Bắc) không những tích cực công tác xã hội mà còn làm kinh tế gia đình giỏi. Anh là người đi đầu ở thôn Mỹ Nhơn thực hiện mô hình “vườn - ao - chuồng” (VAC) mang lại hiệu quả cao.

Chúng tôi gặp Nguyễn Thanh Thọ 45 tuổi đang chăm chút cột cành cây khổ qua chuẩn bị lên giàn. Anh Thọ nêu gương nông dân cần mẫn làm ăn căn cơ nuôi con ăn học chu đáo ở thôn Phước Thiện 1, xã Phước Sơn, huyện Ninh Phước. Tuy đất đai canh tác ít nhưng anh đầu tư thâm canh các loài cây la- ghim bảo đảm chất lượng nông sản gắn với nhu cầu tiêu thụ thị trường đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Năm 2007, chị Nguyễn Thị Ngọc Lệ 31 tuổi, ở thôn Trường Thọ (xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước) trồng táo trên diện tích 3,5 sào đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao.

Theo thống kê của các cơ quan chức năng, hiện mỗi ngày có khoảng 20 - 30 tấn cá tầm Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam. Trong đó, cá được nhập lậu chủ yếu qua các cửa ngõ như Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Quảng Ninh.