Sản Lượng Sụt Giảm

Đó là nhận định của ông Võ Văn Mùi, Chủ tịch UBND xã Long Sơn về tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản 9 tháng đầu năm 2013 tại xã Long Sơn. Hiện xã Long Sơn có khoảng gần 1.500 hộ dân sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản trên tổng diện tích nuôi trồng 173,4ha.
Trong đó, diện tích nuôi hàu là 17,7ha; nuôi sò huyết 3,2ha; 140ha đùng nuôi cá, tôm; nuôi cá lồng bè 12,5ha. Sản lượng hàng năm vào khoảng 6.000 tấn thủy sản các loại. Tính đến hết tháng 9-2013, toàn xã chỉ khai thác được 3.150 tấn, đạt 54,26% kế hoạch năm.
Theo ông Mùi, hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản của xã đang gặp khó khăn, một phần do ảnh hưởng bởi hoạt động khai thác cát của Công ty Hoàng Linh (nay đã được UBND tỉnh yêu cầu ngưng hoạt động). Mặt khác là do nguồn nước bị ô nhiễm từ xả thải của các công ty chế biến hải sản trên địa bàn xã Tân Hải, huyện Tân Thành đổ ra sông Chà Và gây chết cá hàng loạt ở các bè nuôi cá lồng.
Nhiều hộ bị thiệt hại nặng nề do cá chết vì nguồn nước ô nhiễm. Hiện UBND xã Long Sơn đang đề xuất kế hoạch phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành khảo sát các yếu tố về luồng lạch, mật độ - kỹ thuật nuôi trồng, nguồn nước… để kịp thời hỗ trợ người dân, giải quyết các khó khăn trước mắt.
Có thể bạn quan tâm

Cây bí đỏ đã bén rễ đất Xuân Đông (huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) được hơn 10 năm. Nhiều hộ dân đã có thu nhập khá từ loại cây này, nhưng có lẽ đây là năm đầu tiên người trồng bí bị mất giá lẫn thất mùa.

Về xã Tân Ước (huyện Thanh Oai, Hà Nội) hỏi thăm tình hình chăn nuôi sẽ được người dân ở đây chỉ ngay đến ông Long "chung cư lợn". Ông có cái tên như vậy bởi ông là người đầu tiên ở khu vực (mà cũng là người đầu tiên trên địa bàn thành phố) mạnh dạn thay đổi phương thức chăn nuôi, đưa lợn lên nuôi ở tầng cao nhằm tiết kiệm diện tích, giảm chi phí trong chăn nuôi.

Cùng với việc quy hoạch phát triển diện tích nuôi tôm công nghiệp tập trung đạt diện tích 10.000 ha đến năm 2015, tỉnh Cà Mau chú trọng mở rộng quy mô nuôi tôm theo quy trình VietGAP tại các huyện: Cái Nước, Đầm Dơi, Phú Tân, Năm Căn, Ngọc Hiển. Phát triển nuôi tôm công nghiệp theo quy trình VietGAP, nhằm mục tiêu năng cao nâng suất, chất lượng mặt hàng thủy sản, cung cấp nguồn nguyên liệu sạch phục vụ cho các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh.

Những năm gần đây, nghề nuôi cá mú ở đầm Cù Mông (TX Sông Cầu) phát triển mạnh đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, có hộ thu nhập khá. Tuy nhiên, do người nuôi không tuân thủ lịch thời vụ, thả nuôi với mật độ quá dày, không thường xuyên vệ sinh lồng, bè nuôi… đã khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường nước vùng nuôi ngày càng trầm trọng và xảy ra dịch bệnh.

Nhằm giúp nông ngư dân nâng cao kiến thức khoa học, kỹ thuật trong nghề ươm, nuôi cua biển trong ao vùng triều, năm 2012, Trạm khuyến nông huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) đã thực hiện mô hình ương cua bột lên cua giống, tại thôn Đông Hòa, xã Tịnh Hòa, với qui mô 200 mét vuông.