Sản Lượng Lương Thực Vụ Hè Thu Đạt Trên 297,5 Ngàn Tấn

Kết thúc vụ sản xuất hè thu 2014, toàn tỉnh thu hoạch 68.345,6 ha, đạt 102,3% kế hoạch vụ, tăng 0,71% so với vụ hè thu năm trước.
Các loại cây trồng vụ hè thu năm nay có có diện tích tăng so với vụ hè thu 2013 là cây lúa 42.223 ha, đạt 108% kế hoạch, tăng 3,3% so vụ cùng kỳ; cây công nghiệp ngắn ngày 7.311 ha, tăng 11% (trong đó cây mè 5.325 ha, tăng 11% và cây đậu phụng 1.949 ha, tăng 8,1%). Diện tích lúa tăng do chủ động được nguồn nước; hệ thống kênh mương thủy lợi đáp ứng được nguồn nước tưới.
Các địa phương có diện tích lúa tăng cao so vụ hè thu trước là Bắc Bình, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh, Đức Linh, Hàm Tân. Riêng La Gi, Hàm Thuận Bắc diện tích lúa giảm do nắng hạn, nước thiếu từ đầu vụ, lượng nước các công trình thủy lợi trên địa bàn không đủ phục vụ cho cây lúa.
Các loại cây có diện tích giảm so vụ cùng kỳ là: cây bắp 10.995 ha, đạt 90,6% kế hoạch, giảm 7,4%; cây chất bột (chủ yếu là khoai lang) 366 ha, giảm 16,2%; cây rau đậu các loại 7.278 ha, giảm 9,4% so cùng kỳ. Nhóm cây chất bột, đậu các loại, dưa lấy hạt diện tích giảm do các công trình thủy lợi lượng nước dự trữ phục vụ tưới tiêu tập trung cho cây lương thực, thanh long. Một số khác không chủ động được nguồn nước (sản xuất trông chờ vào mưa) nên diện tích gieo trồng không nhiều.
Qua thu hoạch sơ bộ vụ hè thu, ước tính năng suất lúa bình quân đạt 55,4 tạ/ha, tăng 0,9% so cùng kỳ năm trước, năng suất cây bắp bình quân đạt 57,94 tạ/ha, tăng 1,24 tạ/ha. Sản lượng lương thực đạt 297.558 tấn, trong đó lúa đạt 234.086 tấn, bắp đạt 63.472 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Gặp chúng tôi, Chủ tịch Hội người cao tuổi xã Thanh Nưa, ông Vi Văn Nhọt phấn khởi khoe về mô hình khoanh nuôi, bảo vệ rừng của Chi hội người cao tuổi Hạ Thanh. Tuy là tự phát nhưng được duy trì và phát triển hiệu quả là nhờ tinh thần lao động hăng say, ý thức trách nhiệm, lòng kiên trì không ngại vất vả của tất cả các hội viên trong chi hội. Điều đó mang lại lợi ích to lớn và thiết thực cho người dân Hạ Thanh và là tấm gương trong công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng.

Sau 10 năm lên Điện Biên lập nghiệp, nhờ mô hình chăn nuôi, đến nay gia đình anh Phan Văn Chung ở đội 4, khu Pom Lót, xã Sam Mứn huyện Điện Biên đã có cơ ngơi khang trang. Gia đình anh đã vươn lên trở thành hộ có thu nhập khá trong vùng.

Được ông Mào Văn Đào, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Mường Nhé giới thiệu, chúng tôi đến thăm gia đình ông Chang Váng Sinh dân tộc Hà Nhì ở A Pa Chải, xã Sín Thầu, một trong những hộ sản xuất kinh doanh giỏi của mảnh đất vùng biên giới - nơi một con gà gáy 3 nước cùng nghe.

Những năm qua, Hội Nông dân xã Thanh Xương (huyện Điện Biên) luôn xác định thực hiện tốt chương trình liên kết với ngân hàng chính là khơi thông nguồn vốn tín dụng đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; giúp nông dân được hưởng lợi từ nguồn vốn ưu đãi về lãi suất, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng về nguồn vốn phát triển sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Xác định tiềm năng thế mạnh của địa phương trong sản xuất nông nghiệp, những năm qua với nhiều giải pháp đồng bộ, huyện Tủa Chùa đã tích cực chỉ đạo người dân thâm canh, phát triển kinh tế. Đến nay, trình độ áp dụng KHKT, sử dụng giống cây trồng trong sản xuất nông nghiệp đã có chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống bà con vùng cao còn nhiều khó khăn