Sản Lượng Lương Thực Năm 2014 Ước Đạt Gần 1,37 Triệu Tấn

Ngày 19-11, Sở NN&PTNT tổ chức Hội nghị Tổng kết sản xuất lương thực năm 2014, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2015 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ lúa đông xuân 2014-2015.
Báo cáo kết quả sản xuất lương thực trong năm, ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, tổng sản lượng lương thực cả năm ước đạt gần 1,37 triệu tấn (đạt trên 103% kế hoạch đề ra). Trong đó, đối với cây lúa, diện tích gieo trồng cả năm trên 230.605 ha, năng suất bình quân 58,77 tạ/ha (tăng 1,53 tạ/ha so với năm 2013), sản lượng trên 1,35 triệu tấn; cây lương thực có hạt (chủ yếu là cây bắp) xuống giống trên 4.000 ha, sản lượng thu hoạch trên 14 nghìn tấn.
Trong sản xuất lúa, giống lúa chất lượng cao, đặc sản, lúa thơm chiếm trên 57%; giống lúa thường và lúa khác chiếm trên 42%. Tình hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật, cơ giới trong sản xuất nông nghiệp ngày càng được nhân rộng góp phần giảm chi phí sản xuất, giảm tỷ lệ hao hụt, đảm bảo chất lượng nông sản.
Các mô hình “1 phải 5 giảm”, ứng dụng công nghệ sinh thái… vào sản xuất lúa tiếp tục mang lại hiệu quả, lợi nhuận tăng thêm từ 2 đến 2,4 triệu đồng/ha. Việc liên kết xây dựng Cánh đồng lớn đã nâng dần quy mô diện tích có hợp đồng tiêu thụ, nâng thu nhập cho nông dân. Lợi nhuận trung bình của nông dân đạt được trên 10,2 triệu đồng/ha/vụ.
Bên cạnh kết quả đạt được, theo ông Hóa, trong năm, sản xuất lương thực cũng đối mặt với không ít khó khăn và tồn tại như ở một số thời điểm, thời tiết gây bất lợi cho sản xuất lúa; một số chương trình, mô hình sản xuất đã được triển khai có hiệu quả nhưng chậm nhân rộng; việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên nền đất lúa gặp không ít trở ngại; việc tiêu thụ lúa gặp nhiều khó khăn; rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá vẫn còn nguy cơ cao…
Về phương hướng, nhiệm vụ sản xuất lương thực năm 2015, trên cơ sở dự báo khó khăn và thuận lợi, ngành phấn đấu duy trì diện tích gieo trồng lúa cả năm trên 221 nghìn ha, sản lượng lương thực đạt trên 1,28 triệu tấn; thực hiện liên kết xây dựng Cánh đồng lớn sản xuất lúa trên quy mô khoảng 5.000 ha. Trong đó, trước mắt, vụ đông xuân 2014-2015 dự kiến xuống giống trên 74 nghìn ha, ước năng suất trên 70,5 tạ/ha, sản lượng trên 525 nghìn tấn.
Nguồn bài viết: http://baoapbac.vn/kinh-te/201411/san-luong-luong-thuc-nam-2014-uoc-dat-gan-137-trieu-tan-560911/
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù giá gà, vịt đang giảm mạnh do ảnh hưởng từ thông tin của dịch cúm gia cầm (CGC), song ở nhiều địa phương vẫn tìm ra các giải pháp để tiêu thụ gia cầm an toàn. Nhờ đó, nhiều hộ nông dân đã vơi bớt khó khăn trong giai đoạn này.

Bà Vũ Thị Hà - Trưởng phòng Trồng trọt (Sở NNPTNT Hải Dương) cho biết, theo kế hoạch vụ xuân năm nay, Hải Dương sẽ gieo cấy 63.000ha lúa và đến nay đã gieo cấy được gần 80% diện tích.

Trong khoảng hơn nửa tháng trở lại đây, giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng (tôm nước lợ) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng tiếp tục tăng và hiện đứng ở mức cao.

Ngày 26-2, Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết hiệp hội đã phối hợp với Hội Nghề cá Việt Nam tổ chức buổi hội thảo chứng nhận tiêu chuẩn chung cho tôm ASEAN tại TP Cần Thơ.

Chưa bao giờ phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng (gọi tắt là tôm thẻ) ở các tỉnh ven biển ĐBSCL phát triển rầm rộ như hiện nay. Từ Bến Tre sang Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu… đâu đâu cũng thấy nông dân chọn tôm thẻ để thả nuôi cho vụ mới năm 2014. Với lợi thế thời gian nuôi ngắn, bán giá cao, thu lời nhiều… tôm thẻ đang chiếm lĩnh thị trường. Hiệu quả hơn nuôi tôm sú Nông dân các tỉnh ĐBSCL đang chuẩn bị xuống giống vụ tôm mới năm 2014. Nếu như trước đây tôm sú đóng vai trò chủ lực thì nay tôm thẻ vươn lên chiếm vị trí số 1. Ông Nguyễn Văn Mì, ở ấp 2, thị trấn Long Phú, huyện Long Phú (Sóc Trăng) cho biết: “Mấy năm nay tôm sú bị dịch bệnh hoành hành làm chết hàng loạt, trong khi tôm thẻ thắng lớn về năng suất lẫn giá cả”. Ông Nguyễn Văn Mì dẫn chứng, hồi cuối năm 2013, ông bỏ ra 300 triệu đồng nuôi một ao tôm thẻ rộng 4.000m². Đến cuối tháng 2-2014, ông thu hoạch được 5 tấn tôm thẻ loại 40 con/kg, bán cho nhà máy với giá 220.000 đồng/kg, thu lời 700 triệu đồng; thời gian nuôi chỉ mất 87 ngày. Trúng đậm tôm