Sản Lượng Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long Tăng 550.000 Tấn

Tổng sản lượng lúa toàn vùng ĐBSCL năm 2013 ước đạt 24.850.000 tấn (năm 2012 là 24.300.000 tấn), tăng 550.000 tấn so với năm 2012.
Theo thống kê từ Văn phòng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ cho biết, tổng sản lượng lúa toàn vùng ĐBSCL năm 2013 ước đạt 24.850.000 tấn (năm 2012 là 24.300.000 tấn), tăng 550.000 tấn so với năm 2012. Các địa phương có sản lượng lúa cao là Kiên Giang ước đạt 4,47 triệu tấn, An Giang ước 3,9 triệu tấn...
Nguyên nhân sản lượng lúa tăng do các tỉnh đã vận động nông dân gia tăng sử dụng giống lúa thích nghi với từng vùng sinh thái và đạt chuẩn xác nhận, cho năng suất, chất lượng cao, kháng sâu bệnh cao.
Ngoài ra, các tỉnh mở rộng diện tích vùng lúa hàng hóa chất lượng cao với các giống lúa thơm, lúa có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng chuyên biệt, lúa dành riêng cho đối tác nước ngoài thu mua, lúa làm thực phẩm chế biến cao cấp, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu gạo chất lượng cao.
Các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã gia cố hệ thống bờ bao ngăn lũ, chủ động tiêu nước chống úng, hướng dẫn nông dân khẩn trương thu hoạch lúa tránh lũ tại vùng đầu nguồn, đồng thời huy động các lò sấy lúa đưa vào hoạt động, hạn chế thấp nhất tình trạng lúa bị ẩm mốc.
Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương xem xét, xử lý theo thẩm quyền việc bãi bỏ quy định tạm đình chỉ nhập khẩu thịt bò từ Pháp trong trường hợp thịt bò nhập khẩu từ nước này đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về nhập khẩu mặt hàng này.

Mô hình triển khai tại 2 huyện Châu Thành, An Biên và TX.Hà Tiên từ tháng 5.2014. 15 hộ nuôi thử nghiệm áp dụng phương thức nuôi trong chuồng bao lưới kết hợp với thả vườn để giảm chi phí đầu tư thức ăn. Nông dân tham gia được Trung tâm KNKN Kiên Giang hỗ trợ 60% tiền giống, 30% tiền thức ăn.

Tham gia dự án, các hộ gia đình được quy hoạch chăn nuôi theo vùng, được tập huấn tiếp cận khoa học công nghệ chăn nuôi an toàn, kỹ thuật quản lý, sản xuất, phòng chống dịch bệnh hiệu quả, hỗ trợ xây dựng công trình bể bioga. Ngoài ra, địa phương còn được dự án đầu tư hỗ trợ nâng cấp các cơ sở giết mổ, chợ buôn bán thực phẩm tươi sống.

Cùng với phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi được xác định là thế mạnh của kinh tế hộ ở các huyện miền núi tỉnh ta. Tuy nhiên, tại các địa phương, chăn nuôi chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế, đặc biệt là chăn nuôi nông hộ.

Ngày 7-10, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Thanh Hóa (Agribank Thanh Hóa) phối hợp với Công ty Cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông tổ chức Lễ ký Biên bản thỏa thuận hợp tác cho vay vốn đối với khách hàng mua máy nông nghiệp theo Quyết định 68/2013/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.