Sản Lượng Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long Tăng 550.000 Tấn

Tổng sản lượng lúa toàn vùng ĐBSCL năm 2013 ước đạt 24.850.000 tấn (năm 2012 là 24.300.000 tấn), tăng 550.000 tấn so với năm 2012.
Theo thống kê từ Văn phòng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ cho biết, tổng sản lượng lúa toàn vùng ĐBSCL năm 2013 ước đạt 24.850.000 tấn (năm 2012 là 24.300.000 tấn), tăng 550.000 tấn so với năm 2012. Các địa phương có sản lượng lúa cao là Kiên Giang ước đạt 4,47 triệu tấn, An Giang ước 3,9 triệu tấn...
Nguyên nhân sản lượng lúa tăng do các tỉnh đã vận động nông dân gia tăng sử dụng giống lúa thích nghi với từng vùng sinh thái và đạt chuẩn xác nhận, cho năng suất, chất lượng cao, kháng sâu bệnh cao.
Ngoài ra, các tỉnh mở rộng diện tích vùng lúa hàng hóa chất lượng cao với các giống lúa thơm, lúa có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng chuyên biệt, lúa dành riêng cho đối tác nước ngoài thu mua, lúa làm thực phẩm chế biến cao cấp, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu gạo chất lượng cao.
Các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã gia cố hệ thống bờ bao ngăn lũ, chủ động tiêu nước chống úng, hướng dẫn nông dân khẩn trương thu hoạch lúa tránh lũ tại vùng đầu nguồn, đồng thời huy động các lò sấy lúa đưa vào hoạt động, hạn chế thấp nhất tình trạng lúa bị ẩm mốc.
Có thể bạn quan tâm

Hiện toàn tỉnh Long An có trên 7.000 ha trồng chanh, mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, trong đó giá trị xuất khẩu chanh luôn đạt trên 30% tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây toàn tỉnh.

Còn hơn 4 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán 2016, nhưng hiện nay nông dân Làng hoa Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang) đã tất bật xuống giống một số loại hoa dài ngày để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng trong dịp tết.

Từ năm 2013 đến nay các vùng rau tại Đà Lạt xuất hiện loài chân khớp "lạ" được người dân gọi là "siêu nhân". Đây là đối tượng gây hại khá nghiêm trọng cho nhiều cây rau, hoa, dâu tây.

Sáng 12-10, tại hội nghị giao ban xuất khẩu chín tháng của năm 2015 diễn ra ở TP.HCM, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu bày tỏ lo lắng khi cho rằng hoạt động xuất khẩu trong ba tháng cuối năm sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn.

Nhờ liên kết chặt chẽ với một công ty trên địa bàn mà nông dân Trần Trung Thứ (52 tuổi, Hiệp Thạnh, Đức Trọng, Lâm Đồng) đã vươn lên làm giàu với việc trồng hoa lan vũ nữ xuất khẩu sang Nhật.