Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Toàn Tỉnh Năm 2014 Ước 19.500 Tấn

Năm 2014, thời tiết thuận lợi cho việc đánh bắt thủy sản nên ngư dân trong tỉnh Quảng Trị đã tích cực bám biển, đặc biệt là tham gia khai thác ở các vùng biển xa nên sản lượng khai thác thủy sản cả năm ước đạt 19.500 tấn, bằng 108,5% kế hoạch, trong đó khai thác biển 18.100 tấn; khai thác sông, đầm, nội đồng khoảng 1.400 tấn.
Sản lượng, giá trị khai thác thủy sản tăng bên cạnh yếu tố thời tiết còn nhờ công tác quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản được tỉnh quan tâm chỉ đạo sát sao, đặc biệt là các chính sách khuyến khích ngư dân khai thác vùng biển xa với nhiều nghề đánh bắt hiệu quả như lưới rê khơi, vây, pha xúc… mang lại những sản phẩm biển có giá trị kinh tế cao và xuất khẩu như: cá thu, cá ngừ, mực, cá cơm…
Trên bờ, các hoạt động thu mua, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá ngày càng được chú trọng đầu tư góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm sau thu hoạch.
Ngày càng có nhiều chủ tàu cá đánh bắt hiệu quả, đạt doanh thu hàng tỷ đồng như ông Lê Văn Quý (khu phố 2, thị trấn Cửa Việt) khai thác biển bằng nghề vây, thu nhập 2 tỷ đồng; ông Hồ Văn Cần (khu phố 3, thị trấn Cửa Việt), khai thác biển bằng nghề vây, thu nhập gần 1,5 tỷ đồng; ông Trương Thanh Định (thôn Xuân Ngọc, xã Gio Việt), khai thác biển bằng nghề vây và pha xúc, thu nhập 1 tỷ đồng; ông Lê Văn Tuấn (thôn Xuân Lộc, xã Gio Việt), khai thác biển bằng nghề pha xúc, lợi nhuận 1 tỷ đồng...
Nguồn bài viết: http://www.baoquangtri.vn/default.aspx?TabID=56&modid=377&ItemID=89280
Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Ðịnh (BDSTAR) vừa kết thúc niên vụ sản xuất năm 2013-2014. Trong vụ này, năng suất mì toàn tỉnh Bình Định đạt mức khá cao (bình quân từ 25-30 tấn/ha), giá mua mì nguyên liệu ổn định nên nông dân lãi khá cao.

Phát huy lợi thế từ biển, người dân các tỉnh ven biển Kiên Giang, Cà Mau đã đẩy mạnh nuôi trồng thủy hải sản nhưng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn và rủi ro…

Chuyến công tác về lại 3 huyện phía nam là Cát Tiên, Đạ Tẻh và Đạ Huoai (Lâm Đồng) trong những ngày đầu tháng 5 này, chúng tôi thêm một lần nữa chứng kiến cảnh dở khóc dở cười của nông dân về chuyện “trồng - phá, phá - trồng” cây ca cao.

Bà Lâm Kim Huệ, ở ấp Tấn Ngọc, xã Ngọc Chánh (Đầm Dơi, Cà Mau), nuôi tôm khép kín trong 4.000m2, vừa thu được 7 tấn tôm chân trắng. “Tôi nuôi tôm 4- 5 năm rồi nhưng chỉ thu được chừng 2 tấn với kích cỡ tôm 100 con/kg, giá bán thấp.

Cây hồng không hạt được người dân xã Quảng Bạch (Chợ Đồn - Bắc Kạn) đưa về trồng từ khá lâu. Đây là loại cây hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu địa phương, cho chất lượng quả thơm, ngon không kém so với các nơi khác. Để cây hồng trở thành cây trồng mũi nhọn kinh tế, xã Quảng Bạch đang vận động nhân dân mở rộng diện tích, tiến tới hình thành vùng trồng hồng không hạt hàng hóa.