Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Tăng Mạnh Ở Tuy An (Phú Yên)

Theo Phòng NN-PTNT huyện Tuy An (Phú Yên), kể từ sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ đến nay, nhờ hoạt động khai thác thủy sản trên biển ổn định, được mùa nên sản lượng khai thác thủy sản của huyện đạt khá cao.
Trong tuần qua, ngư dân ở huyện đã khai thác được trên 350 tấn hải sản các loại, nâng tổng sản lượng thủy sản khai thác được từ đầu năm đến nay lên 1.950 tấn, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số này, cá cơm, mực và ruốc khai thác được chiếm hơn 70%.
Sản lượng thủy sản khai thác được khá lớn, không những tạo nguồn thu nhập đáng kể cho ngư dân, mà còn đảm bảo cung ứng nguyên liệu cho chế biến cá cơm khô, nước mắm tại địa phương. Trong thời gian gần đây, ngư dân ở huyện còn liên tiếp trúng đậm tôm hùm giống, toàn huyện đã khai thác được hơn 220.000 con tôm hùm giống, gấp gần 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Có thể bạn quan tâm

Diện tích ca cao trong tỉnh Bến Tre còn không nhiều, từ trên 10.000ha nay giảm còn trên dưới 2.500ha. Hiện nay, ngoài kỹ thuật trồng, chăm sóc chưa đúng thì yếu tố sâu hại là vấn đề rất đáng lo ngại.

Thời gian qua, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng xác định sản xuất nông nghiệp là kinh tế chủ yếu, trong đó lúa là cây trồng chủ lực; Vì vậy, huyện đã tập trung thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước đầu tư cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là xây dựng mô hình cánh đồng lúa lớn, giúp nông dân liên kết sản xuất, có đầu ra ổn định.

Mặc dù tỉnh Bình Định đã triển khai nhiều biện pháp duy trì và phát triển vùng nguyên liệu mía, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, diện tích mía trong tỉnh đang bị giảm mạnh.

Thời gian qua, nhận thấy trồng cây ăn trái theo kiểu manh mún nhỏ lẻ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ đã tích cực vận động các nhà vườn tăng cường liên kết, thành lập các câu lạc bộ (CLB), tổ hợp tác (THT) và hợp tác xã (HTX) cây ăn trái. Sự ra đời của các tổ chức kinh tế tập thể này đã và đang hứa hẹn sẽ giúp nâng cao hiệu quả trong sản xuất, tiêu thụ trái cây của nhà vườn trên địa bàn huyện.

“Thị trường cây giống luôn dao động, vì thế đòi hỏi người sản xuất phải luôn đi trước đón đầu tìm giống mới để không bị lạc hậu”. Đó là suy nghĩ của anh Lê Văn Thảo, được xem là “tỷ phú” cây giống mãng cầu ở ấp An Thạnh, xã Long Thới, huyện Chợ Lách.