Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Tại Bạc Liêu Đạt Trên 73.000 Tấn

Theo thống kê của ngành thủy sản tỉnh Bạc Liêu, sản lượng khai thác từ nuôi và đánh bắt trên biển trong tháng 4/2014 đạt gần 23.000 tấn, nâng tổng sản lượng từ đầu năm đến nay lên 73.000 tấn, tăng 3% cùng kỳ và đạt gần 27% kế hoạch năm, trong đó có hơn 20.300 tấn tôm giải quyết tốt việc khan hiến tôm nguyên liệu chế biến xuất khẩu.
Hiện toàn tỉnh có trên 100.000ha đang thả nuôi tôm với lượng tôm phục hồi khá. Đặc biệt hơn mới đây đã có trên 15.000 tấn tôm đã được thu hoạch cung ứng cho thị trường chế biến xuất khẩu.
Riêng với nghề khai thác biển, nhờ trúng đậm vụ ruốc đầu năm khiến ngư dân phấn khởi tích cực bám biển khai thác. Có 495 tàu khai thác xa bờ thường xuyên có mặt trên ngư trường khai thác được gần 40.000 tấn hải sản các loại, trong đó có trên 5.000 tấn tôm, tăng 8% cùng kỳ và đạt 38% kế hoạch năm 2014.
Các nghề lưới kéo đơn công suất trên 90CV lãi từ 100 đến 120 triệu đồng chuyến đi biển, nghề lưới kéo đôi công suất 90-400 CV cũng lãi từ 50 triệu đồng chuyến biển 20-30 ngày.
Có thể bạn quan tâm

Sau thời gian thành công với nấm bào ngư thương phẩm, chị Nguyễn Thị Như Thưởng, phường 8, thành phố Trà Vinh tiếp tục trồng thử nghiệm nấm linh chi đỏ. Chị cho biết, trong một lần đi tham quan mô hình trồng nấm linh chi đỏ ở một tỉnh miền Đông, chị nhận thấy đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao nên tìm tòi học hỏi, tiếp cận với phương pháp trồng nấm và trồng thử nghiệm mô hình này.

Nhiều nhà vườn trồng xoài cát Hòa Lộc nghịch mùa ở vùng Bảy Núi (An Giang) cho biết, hiện tại, thương lái thu mua xoài cát Hòa Lộc giá 20.000 đồng/kg, giảm khoảng 15.000 đồng so với vụ trước nên không có lời.

“Không ai xoá nghèo thay được cho ND, nhưng muốn ND tự vươn lên thì ngoài việc tăng cường đầu tư, hỗ trợ, phải giúp họ thay đổi nếp nghĩ, cách làm lạc hậu bao đời qua”- Chủ tịch Hội ND tỉnh Điện Biên, anh Sùng Chứ Thếnh nói.

Một nghiên cứu của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Ipsard) mới đây cho thấy, có tới hơn 50% số hộ gia đình nông thôn (HGĐNT) chịu các “cú sốc” về thu nhập với nhiều mức độ khác nhau.

20 năm là khoảng thời gian đủ dài để thay đổi cuộc đời con người. Tuy nhiên, ngần ấy thời gian vẫn chưa đủ để làm thay đổi cuộc sống của người dân dưới tán rừng tràm U Minh Hạ. Nhiều hộ có trách nhiệm rất cao trong công tác bảo vệ rừng, nhưng cuộc sống của họ vẫn còn khó khăn nhiều bề.