Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Tại Bạc Liêu Đạt Trên 73.000 Tấn

Theo thống kê của ngành thủy sản tỉnh Bạc Liêu, sản lượng khai thác từ nuôi và đánh bắt trên biển trong tháng 4/2014 đạt gần 23.000 tấn, nâng tổng sản lượng từ đầu năm đến nay lên 73.000 tấn, tăng 3% cùng kỳ và đạt gần 27% kế hoạch năm, trong đó có hơn 20.300 tấn tôm giải quyết tốt việc khan hiến tôm nguyên liệu chế biến xuất khẩu.
Hiện toàn tỉnh có trên 100.000ha đang thả nuôi tôm với lượng tôm phục hồi khá. Đặc biệt hơn mới đây đã có trên 15.000 tấn tôm đã được thu hoạch cung ứng cho thị trường chế biến xuất khẩu.
Riêng với nghề khai thác biển, nhờ trúng đậm vụ ruốc đầu năm khiến ngư dân phấn khởi tích cực bám biển khai thác. Có 495 tàu khai thác xa bờ thường xuyên có mặt trên ngư trường khai thác được gần 40.000 tấn hải sản các loại, trong đó có trên 5.000 tấn tôm, tăng 8% cùng kỳ và đạt 38% kế hoạch năm 2014.
Các nghề lưới kéo đơn công suất trên 90CV lãi từ 100 đến 120 triệu đồng chuyến đi biển, nghề lưới kéo đôi công suất 90-400 CV cũng lãi từ 50 triệu đồng chuyến biển 20-30 ngày.
Có thể bạn quan tâm

Đó là nội dung chủ đạo được đặt ra tại Hội thảo khoa học với chủ đề “Vai trò và tác động của truyền thông trong tiến trình ứng dụng cây trồng biến đổi gen tại Việt Nam” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với Học viện Báo chí Tuyên truyền tổ chức sáng nay (26/9) tại Hà Nội.

Phòng NN & PTNT huyện Điện Biên vừa phối hợp với UBND xã Thanh Hưng, Công ty TNHH Giống nông nghiệp Trường Hương Điện Biên và Viện Giống cây trồng Việt Nam tổ chức hội thảo đầu bờ sản xuất giống lúa Hương Việt 3 tại xã Thanh Hưng.

Nhằm nâng cao năng lực sản xuất giống gia cầm tại chỗ, đáp ứng nhu cầu các hộ chăn nuôi ở địa phương, tháng 5/2014, từ nguồn vốn của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai mô hình sản xuất gà giống thuộc dự án “Xây dựng mô hình sản xuất giống gia cầm cho các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc”.

Chuyển biến tích cực đó là nhờ chú trọng công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là việc triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định 99 năm 2010 của Chính phủ. Người dân Mường Pồn đều ý thức được việc giữ rừng để hưởng lợi từ rừng.

Ngay sau đó, Cục BVTV phối hợp với các địa phương triển khai công tác hỗ trợ nông dân phòng, chống bệnh chổi rồng trên nhãn với tổng kinh phí trên 173 tỉ đồng, trong đó ngân sách Trung ương chi hơn 122 tỉ đồng, ngân sách tỉnh 51 tỉ đồng.