Sản Lượng Hạt Tiêu Của Ấn Độ Sẽ Tăng Gấp Đôi Trong Năm 2015

Sản lượng hạt tiêu toàn cầu năm nay giảm nhẹ song năm 2015 chắc chắn sẽ tăng 38.000 tấn, trong đó của Ấn Độ sẽ tăng gấp đôi.
Các yếu tố cung-cầu đã giữ giá hạt tiêu thế giới vững ở mức cao trong mấy tháng qua, song xu hướng thị trường năm tới có thể sẽ khác.
Hồi tháng 5, giá hạt tiêu giao ngay tại Ấn Độ ở mức 822.000 rupee/kg do lo ngại thiếu cung. Sản lượng của nước này đã giảm liên tiếp 10 năm qua, xuống thấp nhất trong vòng 3 thế kỷ là 35.000 tấn trong năm ngoái.
Tại Hội nghị thường niên lần thứ 42 của Ủy ban Hạt tiêu Quốc tế (IPC) diễn ra tại Việt Nam mới đây, các chuyên gia ước tính sản lượng hạt tiêu toàn cầu năm nay sẽ đạt 336.000 tấn, và sẽ tăng 38% trong năm tới. Các nước không thuộc IPC sẽ sản xuất khoảng 30.000 tấn trong năm tới.
Sản lượng hạt tiêu toàn cầu năm 2013 đạt 379.000 tấn.
Dự báo về sản lượng hạt tiêu Ấn Độ thu hút sự chú ý khi được dự báo sẽ tăng gấp đôi lên 70.000 tấn vào năm 2015 so với khoảng 37.000 tấn năm 2014. Ở mức đó, sản lượng tiêu Ấn Độ năm tới sẽ quay lại mốc năm 2002-03, và cũng cao hơn mức trung bình 45.000 -50.000 tấn của những năm gần đây. Dự báo Ấn Độ sẽ nhập khẩu 13.000 tấn hạt tiêu vào năm 2015, tiêu thụ 48.000 tấn và xuất khẩu gần 26.000 tấn. Quốc gia này sẽ còn khoảng 18.000 tấn tồn trữ gối vụ sang năm 2016, cũng gấp đôi mức khoảng 9.083 tấn cuối năm nay. Ấn Độ chắc chắn sẽ vẫn là nước tiêu thụ hạt tiêu lớn nhất trong số các nước sản xuất.
Năm tới khu vực Karrnataka được mùa dự kiến sẽ góp phần đẩy tăng sản lượng của toàn Ấn Độ. Sản lượng tăng chủ yếu nhờ cây tiêu được hưởng lợi từ hệ thống tưới tiêu cho các vườn cà phê trồng xen kẽ, góp phần làm giảm sự phụ thuộc vào nước mưa.
Diện tích trồng tiêu ở Kerala mấy năm qua giảm mạnh do nông dân chặt tiêu để trồng những cây khác có lợi hơn như cao su. Kết quả nghiên cứu của Trung tâm Thông tin Thị trường Nông sản thuộc Đại học Nông nghiệp Kerala cho thấy diện tích trồng tiêu ở đây đã giảm 24% trong vòng 9 năm, cộng với năng suất giảm và chi phí sản xuất tăng đã khiến sản lượng giảm gần một nửa trong giai đoạn 9 đó.
Việt Nam, nước sản xuất hạt tiêu lớn nhất thế giới, được dự báo sẽ sản xuất 120.000 tấn trong niên vụ tới, giảm 5.000 tấn so với 125.000 tấn của niên vụ này. Việt Nam được dự báo sẽ xuất khẩu 135.000 tấn và nhập khẩu 20.000 tấn năm 2015.
Sản lượng hạt tiêu Indonesia dự báo sẽ tăng lên 70.000 tấn trong năm 2015 so với khoảng 52.000 tấn năm 2014. Indonesia sẽ xuất khẩu 50.000 tấn trong năm tới.
Sản lượng của Malaysia dự báo sẽ đạt khoảng 22.500 tấn, tăng nhẹ so với 20.500 tấn năm 2014. Sản lượng của Sri Lanka sẽ tăng lên 25.000 tấn so với 19.200 tấn năm nay, còn của Brazil sẽ tăng lên 37.000 tấn từ mức 35.000 tấn.
Nguồn bài viết: http://cafef.vn/nong-thuy-san/san-luong-hat-tieu-cua-an-do-se-tang-gap-doi-trong-nam-2015-201411260904489937ca52.chn
Có thể bạn quan tâm

Những ngày qua, tranh thủ thời tiết thuận lợi, các hộ nông dân và các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản (NTTS) tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Nam Định đã và đang tích cực đẩy nhanh tiến độ cải tạo ao, đầm, chuẩn bị các điều kiện cho vụ nuôi thả thủy sản mới.

Hiện ông nuôi 15 vèo, mỗi vèo thả 3.000 ếch giống. Ếch giống mua ở huyện Cái Bè, 600 - 1.300 đồng/con (tùy thời điểm). Vèo có diện tích 12m2 làm từ lưới Thái, phần đáy được phủ tấm nhựa để trữ nước. Bên ngoài vèo, ông thả nuôi kết hợp 4.000 cá tra và 1.000 cá trê.

Cá nặng 65kg, dài 1,7m. Đây là loại cá da trơn trong họ cá nheo. Chúng ăn thịt động vật và sống ở môi trường nước ngọt hoặc nước lợ. Bình thường loài cá này sống trong hang hốc dọc bờ sông và kênh rạch nơi có bờ cỏ. Mùa hè đến chúng đến các sông suối nhỏ để sinh sản.

hơn 90% số vụ vi phạm. Có thể nói qua triển khai dự án, tính gắn kết, đoàn kết trong cộng đồng ngư dân ngày càng được tăng cường; mối quan hệ giữa cơ quan chức năng và chính quyền địa phương với ngư dân ngày càng được thắt chặt, tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng hơn trong công tác quản lý của cơ quan nhà nước.

Theo đó, lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu năm 2015 được quy định cụ thể như sau: trứng gà (mã số hàng hóa 0407.21.00 và 0407.90.10), trứng vịt, ngan (mã số hàng hóa 0407.29.10 và 0407.90.20), loại khác (mã số hàng hóa 0407.29.90 và 0407.90.90) có số lượng là 46.305 tá (lưu ý các loại trứng này là trứng thương phẩm không có phôi); muối (mã số hàng hóa 2501) có số lượng là 102.000 tấn.