Sản Lượng Hạt Tiêu Của Ấn Độ Sẽ Tăng Gấp Đôi Trong Năm 2015

Sản lượng hạt tiêu toàn cầu năm nay giảm nhẹ song năm 2015 chắc chắn sẽ tăng 38.000 tấn, trong đó của Ấn Độ sẽ tăng gấp đôi.
Các yếu tố cung-cầu đã giữ giá hạt tiêu thế giới vững ở mức cao trong mấy tháng qua, song xu hướng thị trường năm tới có thể sẽ khác.
Hồi tháng 5, giá hạt tiêu giao ngay tại Ấn Độ ở mức 822.000 rupee/kg do lo ngại thiếu cung. Sản lượng của nước này đã giảm liên tiếp 10 năm qua, xuống thấp nhất trong vòng 3 thế kỷ là 35.000 tấn trong năm ngoái.
Tại Hội nghị thường niên lần thứ 42 của Ủy ban Hạt tiêu Quốc tế (IPC) diễn ra tại Việt Nam mới đây, các chuyên gia ước tính sản lượng hạt tiêu toàn cầu năm nay sẽ đạt 336.000 tấn, và sẽ tăng 38% trong năm tới. Các nước không thuộc IPC sẽ sản xuất khoảng 30.000 tấn trong năm tới.
Sản lượng hạt tiêu toàn cầu năm 2013 đạt 379.000 tấn.
Dự báo về sản lượng hạt tiêu Ấn Độ thu hút sự chú ý khi được dự báo sẽ tăng gấp đôi lên 70.000 tấn vào năm 2015 so với khoảng 37.000 tấn năm 2014. Ở mức đó, sản lượng tiêu Ấn Độ năm tới sẽ quay lại mốc năm 2002-03, và cũng cao hơn mức trung bình 45.000 -50.000 tấn của những năm gần đây. Dự báo Ấn Độ sẽ nhập khẩu 13.000 tấn hạt tiêu vào năm 2015, tiêu thụ 48.000 tấn và xuất khẩu gần 26.000 tấn. Quốc gia này sẽ còn khoảng 18.000 tấn tồn trữ gối vụ sang năm 2016, cũng gấp đôi mức khoảng 9.083 tấn cuối năm nay. Ấn Độ chắc chắn sẽ vẫn là nước tiêu thụ hạt tiêu lớn nhất trong số các nước sản xuất.
Năm tới khu vực Karrnataka được mùa dự kiến sẽ góp phần đẩy tăng sản lượng của toàn Ấn Độ. Sản lượng tăng chủ yếu nhờ cây tiêu được hưởng lợi từ hệ thống tưới tiêu cho các vườn cà phê trồng xen kẽ, góp phần làm giảm sự phụ thuộc vào nước mưa.
Diện tích trồng tiêu ở Kerala mấy năm qua giảm mạnh do nông dân chặt tiêu để trồng những cây khác có lợi hơn như cao su. Kết quả nghiên cứu của Trung tâm Thông tin Thị trường Nông sản thuộc Đại học Nông nghiệp Kerala cho thấy diện tích trồng tiêu ở đây đã giảm 24% trong vòng 9 năm, cộng với năng suất giảm và chi phí sản xuất tăng đã khiến sản lượng giảm gần một nửa trong giai đoạn 9 đó.
Việt Nam, nước sản xuất hạt tiêu lớn nhất thế giới, được dự báo sẽ sản xuất 120.000 tấn trong niên vụ tới, giảm 5.000 tấn so với 125.000 tấn của niên vụ này. Việt Nam được dự báo sẽ xuất khẩu 135.000 tấn và nhập khẩu 20.000 tấn năm 2015.
Sản lượng hạt tiêu Indonesia dự báo sẽ tăng lên 70.000 tấn trong năm 2015 so với khoảng 52.000 tấn năm 2014. Indonesia sẽ xuất khẩu 50.000 tấn trong năm tới.
Sản lượng của Malaysia dự báo sẽ đạt khoảng 22.500 tấn, tăng nhẹ so với 20.500 tấn năm 2014. Sản lượng của Sri Lanka sẽ tăng lên 25.000 tấn so với 19.200 tấn năm nay, còn của Brazil sẽ tăng lên 37.000 tấn từ mức 35.000 tấn.
Nguồn bài viết: http://cafef.vn/nong-thuy-san/san-luong-hat-tieu-cua-an-do-se-tang-gap-doi-trong-nam-2015-201411260904489937ca52.chn
Có thể bạn quan tâm

Nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ cua đồng trên thị trường rất lớn và giá thành ngày một tăng, ông Nguyễn Văn Lộng, thôn Thanh Hà, xã An Thịnh, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi cua đồng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Theo số liệu thống kê của Hội Nông dân thành phố Hòa Bình thì hiện nay trên địa bàn thành phố, tổng diện tích hồ nuôi cá là 160 héc-ta, trong đó ao hồ nhỏ của các hộ nuôi là 126 héc-ta, hồ thủy lợi nhỏ kết hợp nuôi thả cá là 34 héc-ta. Số lồng cá trên địa bàn thành phố là 137 lồng. Sản lượng thu hoạch cá 9 tháng đầu năm ước đạt 450 tấn.

Chủ tịch UBND tỉnh vừa có chỉ thị về việc ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất kinh doanh tôm có chứa tạp chất trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

Hiện nay, nhiều nông dân trên địa bàn huyện U Minh, tỉnh Cà Mau đang mở rộng diện tích nuôi cá sặc rằn vì được 1 doanh nghiệp trong nước bao tiêu sản phẩm suốt quá trình từ cung cấp con giống đến thức ăn, thu mua cá, trong đó có sự hỗ trợ của Nhà nước về khoa học kỹ thuật.

Xây dựng kế hoạch thức ăn xanh cho bò và kế hoạch trồng cỏ; Các phương thức, kỹ thuật, điều kiện để nuôi bò vỗ béo; Cách chế biến các phụ phẩm nông nghiệp để làm thức ăn cho bò; Các kiến thức về một số bệnh thường gặp ở bò…