Sản Lượng Đánh Bắt Và Nuôi Trồng Thủy Sản Toàn Tỉnh Tăng 3,5% Cùng Kỳ

Từ đầu năm tới nay, do ảnh hưởng thời tiết, đặc biệt là 2 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào địa bàn tỉnh Quảng Ninh gây ảnh hưởng tới hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản nhưng vượt qua khó khăn, sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh năm nay vẫn tăng 3,5% so với cùng kỳ, vượt 6,8% kế hoạch, đạt khoảng 94,014 nghìn tấn.
Trong đó, so với cùng kỳ: sản lượng khai thác đạt 55,9 nghìn tấn, tăng 2,1%; sản lượng nuôi trồng đạt 38,1 nghìn tấn, tăng 5,5%.
Toàn tỉnh hiện có 8.763 tàu cá lắp máy (giảm 2.169 tầu so với năm 2013 do giảm tàu có công suất dưới 30 CV và các tàu không đủ điều kiện cải hoán), trong đó loại tàu có công suất từ 90 CV trở lên 262 cái tăng 58 tàu.
Đến nay, có 8.463 tàu đã được đăng ký, 284 tàu chưa đăng ký. Đội tàu hoạt động ven bờ có 6.664 tàu, vùng lộng 1.831 tàu, xa bờ 252 tàu. Tuy nhiên, theo đánh giá của các ngành chức năng, sự phân bố cường lực khai thác hiện nay vẫn không đồng đều giữa các vùng, tại vùng biển xa bờ có số lượng tàu ít, trong khi đó ngư trường khai thác lại rộng lớn do đó cường lực khai thác thấp.
Còn tại vùng lộng và vùng ven bờ có mật độ tàu tham gia khai thác cao, thời gian hoạt động của các tàu cả ngày lẫn đêm dẫn đến cường lực khai thác quá cao gây áp lực lớn đến nguồn lợi thủy sản tại các vùng này, dẫn đến nguy cơ sụt giảm nguồn lợi.
Nguồn bài viết: http://baoquangninh.com.vn/kinh-te/201412/san-luong-danh-bat-va-nuoi-trong-thuy-san-toan-tinh-tang-35-cung-ky-2251153/
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay tại các tỉnh Tây Nguyên nói chung và Đak Lak nói riêng các vườn cà phê này đang bước vào thời kỳ già cỗi, tốc độ sinh trưởng phát triển giảm mạnh, năng suất kém nên vấn đề cưa đốn phục hồi vườn cây cần được áp dụng cấp bách trong canh tác hiện nay.

Măng cụt được xem là một trong loại trái cây ngon, đặc sản của vùng ĐBSCL và một số tỉnh miền Đông Nam bộ. Thế nhưng, giá bán của loại trái cây đặc sản này có xu hướng ngày càng giảm trong những năm gần đây, nhất là khi vào mùa thu hoạch rộ.

Về công việc cụ thể, ông Xuân nói sẽ đi theo 2 hướng nuôi bò sinh sản và vỗ béo bò thịt. Đơn giản ông nghĩ ông cha ta ngày xưa nuôi bò chỉ chăn thả ngoài đồng, lấy công làm lãi thì nay có vốn đầu tư sẽ nuôi bò để làm giàu. Sau thời gian vừa xây dựng chuồng trại, vừa bắt bò về nuôi ông Xuân đã có đôi chút kinh nghiệm với nghề.

Đến nay, tỉnh Sóc Trăng đã thả nuôi được gần 35.500 ha tôm nước lợ, trong đó diện tích tôm thẻ chân trắng (TTCT) hơn 22.000 ha, tăng gấp 3,5 lần so với cùng kỳ.

Cà phê thế giới tăng kéo giá cà phê Việt Nam tăng theo. Theo Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại - Bộ Công Thương (VITIC), sáng 1/8, giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên đã có phiên tăng thứ 4 liên tiếp với mức tăng rất mạnh 1,2 triệu đồng/tấn lên 40,8-41,6 triệu đồng/tấn.