Sản lượng chè búp tươi tăng đột biến

Từ đầu năm đến nay, sản lượng búp chè tươi thu hoạch trên toàn huyện đạt 729 tấn, tăng 649 tấn so với cùng kỳ năm ngoái (sản lượng năm 2014 cùng thời điểm này chỉ đạt 80 tấn). Với giá thu mua ổn định từ 7.000 – 8.000 đồng/kg, người trồng chè ở huyện Bát Xát có nguồn thu tương đối cao.
Sở dĩ, sản lượng chè búp tươi tăng đột biến là do từ khi Nhà máy Chè Mường Hum đi vào hoạt động, bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho bà con với giá ổn định, nên nhiều hộ dân đã quay trở lại tích cực mở rộng diện tích trồng và chăm sóc cây chè.
Có thể bạn quan tâm
Mô hình trang trại chăn nuôi bò bán công nghiệp kết hợp đào ao thả cá và trồng rừng cho thu nhập hơn tỉ đồng mỗi năm của gia đình ông Nguyễn Khắc Vân ở thôn Đồng Bưởi, thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên đã trở thành một tấm gương điển hình về phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.

Năm 2015, được sự tư vấn giúp đỡ của Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa và Trạm Khuyến nông huyện Yên Định, câu lạc bộ chăn nuôi gà thịt theo chuỗi giá trị tại xã Yên Lâm được thành lập theo phương châm: liên kết hỗ trợ nhau trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

Việc gia nhập Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển, nhưng đồng thời cũng đặt ra không ít thách thức mà Việt Nam cần phải vượt qua, trong đó có thách thức đối với ngành chăn nuôi Việt Nam.

Một nghịch lý trong ngành chăn nuôi diễn ra suốt thời gian qua là không ít hộ chăn nuôi phải “treo chuồng” bỏ nghề vì suất đầu tư quá lớn.

Chăn nuôi là ngành được các chuyên gia kinh tế đánh giá sẽ gặp nhiều khó khăn nhất khi Việt Nam tham gia hội nhập sâu, đặc biệt là khi Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực.