Sản lượng cao su thế giới năm 2015 sẽ giảm do nông dân bỏ cạo mủ

Nếu điều đó xảy ra thì đây sẽ là lần đầu tiên trong vòng ít nhất một thập kỷ, sản lượng giảm trong 2 năm liên tiếp.
Tồn trữ do đó có thể sẽ giảm, và giá có cơ hội nhích lên.
Giá cao su đã giảm hơn 25% từ đầu năm 2015 tới nay.
“Giá giảm vào giữa vụ thu hoạch sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sản lượng”, Sheela Thomas, tổng thư ký Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) cho biết.
Sản lượng của các nước thành viên ANRPC, chiếm khoảng 92% tổng sản lượng toàn cầu, năm 2015 dự báo sẽ thấp hơn so với mức 10,952 triệu tấn của năm 2014, bởi nông dân ở Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ đều thu hoạch cầm chừng mủ cao su, thậm chí nhiều người bỏ không thu hoạch.
Hồi đầu năm, Hiệp hội dự báo sản lượng năm 2015 sẽ tăng trên 5%, nhưng giá quá thấp khiến thực tế ngày càng khác xa so với dự đoán.
Trong 10 tháng đầu năm nay, các thành viên của ANRPC đã sản xuất 9 triệu tấn cao su, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2014.
Tổng sản lượng của ANRPC năm 2014 giảm 1,9% so với năm trước đó.
Thu hoạch cao su ở châu Á thường cao điểm vào quý IV, khi thời tiết lạnh tạo điều kiện lý tưởng cho việc cạo mủ.
Sản lượng thường giảm thấp vào quý I, khi cây trút lá trong mùa khô.
“Giảm thu hoạch mủ cao su năm nay là phù hợp với thị trường.
Khi giá giảm, nông dân chọn cách không cạo mủ”, bộ trưởng Nông nghiệp Thái Lan, Chatchai Sarikulya cho biết.
Giá cao su tại Thái Lan – nước sản xuất lớn nhất thế giới, đã giảm 29% từ đầu năm tới nay, cùng xu hướng với giá trên toàn cầu.
Sự phản ứng của người trồng cao su Thái với tình trạng giá giảm sẽ là thước đó khá chính xác về mức độ giảm sản lượng trên toàn cầu, mặc dù gần đây Chính phủ có áp dụng một số biện pháp hỗ trợ, nhưng cũng chỉ giúp hạn chế đà giảm.
Chính phủ Thái đã thông qua các biện pháp trị giá 13 tỷ baht (365 triệu USD) để hỗ trợ người trồng cao su trong bối cảnh giá giảm xuống mức thấp nhất nhiều năm.
Không chỉ có thế, sự gián đoạn thu hoạch mủ ở Indonesia, nước sản xuất lớn thứ 2 thế giới, có thể khiến sản lượng giảm 10% trong năm 2015, theo chủ tịch Hiệp hội Cao su Indonesia, Moenardji Soedargo.
“Sản lượng giảm do nhiều nguyên nhân.
Trước hết bởi El Nino và khói mù ảnh hưởng tới năng suất và diện tích.
Thứ hai là do giá quá thấp”, ông Moenardji Soedargo cho biết.
Thậm chí một số người trồng ở Indonesia còn chặt bỏ cây cao su để chuyển sang trồng những loại cây khác, như sắn chẳng hạn.
Ở Ấn Độ, nước sản xuất lớn thứ 5 thế giới, sản lượng dự báo sẽ giảm 13,4% xuống 610.000 tấn.
Theo ông George Valy, một thương gia kinh doanh cao su ở bang Kerala miền Nam Ấn Độ, khả năng nhiều người trồng cao su ở Ấn Độ không trang trải được chi phí cho công nhân cao mủ với mức giá cao su thấp như hiện nay, nên buộc phải ngừng việc thu hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Không chỉ nổi tiếng trong vùng bởi trồng măng tây hiệu quả, ông Quang còn được nhiều người khâm phục bởi tính cần cù, ham học hỏi, tìm tòi những sáng kiến mới phục vụ lao động sản xuất. Nhờ vậy, trong vụ ngập úng mới đây, từ việc chủ động đắp ô đê bao, đặt máy bơm tát nước nên khu rẫy của ông không bị ảnh hưởng gì.

Trong vụ đông xuân 2014 - 2015, các huyện vùng ngập lũ phía Tây tỉnh Tiền Giang: Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành, Tân Phước xuống giống trên 47.000 ha. Hiện nay, tranh thủ nước trong nội đồng đang rút nhanh, bà con đã tổ chức bơm sạ dề, sạ vùng đồng loạt xuống giống được 26.000 ha, diện tích còn lại dự kiến xuống giống dứt điểm trong tháng 12/2014.

Trong đó, cây actiso chiếm phần lớn diện tích (70 ha), còn lại là các loại cây như chè dây, đương quy, bạch truật, xuyên khung, gấu tầu, mộc hương, đỗ trọng… Hiện nay, các loại cây dược liệu nói trên sinh trưởng và phát triển tốt, mang lại nguồn thu nhập cao cho người trồng từ 120 - 240 triệu đồng/ha. Huyện Sa Pa phấn đấu đến năm 2015, giá trị kinh tế từ cây dược liệu trên địa bàn huyện đạt trên 5 tỷ đồng

Cùng với chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, UBND, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ðông Hưng cũng đã tích cực chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phân công cán bộ về cơ sở bám sát tình hình sản xuất. Ðồng thời chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức phổ biến lịch thời vụ cũng như cơ cấu giống lúa trong sản xuất vụ xuân năm 2015 đến các hộ nông dân.

Phần lớn diện tích lúa đông xuân chính vụ đã xuống giống ở Sóc Trăng đang tập trung ở giai đoạn làm đòng đến trổ bông. Theo ghi nhận của chi cục Bảo Vệ Thực Vật trong tuần qua, các loại dịch hại thường xuyên xuất hiện trên lúa như đạo ôn, rầy nâu, sâu cuốn lá đều giảm về diện tích cũng như mật số lây nhiễm. Đang chú ý là bệnh cháy bìa lá, đạo ôn cổ bông, lem lép hạt ở giai đoạn đòng trổ.