Sản lượng cao su thế giới năm 2015 sẽ giảm do nông dân bỏ cạo mủ

Nếu điều đó xảy ra thì đây sẽ là lần đầu tiên trong vòng ít nhất một thập kỷ, sản lượng giảm trong 2 năm liên tiếp.
Tồn trữ do đó có thể sẽ giảm, và giá có cơ hội nhích lên.
Giá cao su đã giảm hơn 25% từ đầu năm 2015 tới nay.
“Giá giảm vào giữa vụ thu hoạch sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sản lượng”, Sheela Thomas, tổng thư ký Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) cho biết.
Sản lượng của các nước thành viên ANRPC, chiếm khoảng 92% tổng sản lượng toàn cầu, năm 2015 dự báo sẽ thấp hơn so với mức 10,952 triệu tấn của năm 2014, bởi nông dân ở Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ đều thu hoạch cầm chừng mủ cao su, thậm chí nhiều người bỏ không thu hoạch.
Hồi đầu năm, Hiệp hội dự báo sản lượng năm 2015 sẽ tăng trên 5%, nhưng giá quá thấp khiến thực tế ngày càng khác xa so với dự đoán.
Trong 10 tháng đầu năm nay, các thành viên của ANRPC đã sản xuất 9 triệu tấn cao su, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2014.
Tổng sản lượng của ANRPC năm 2014 giảm 1,9% so với năm trước đó.
Thu hoạch cao su ở châu Á thường cao điểm vào quý IV, khi thời tiết lạnh tạo điều kiện lý tưởng cho việc cạo mủ.
Sản lượng thường giảm thấp vào quý I, khi cây trút lá trong mùa khô.
“Giảm thu hoạch mủ cao su năm nay là phù hợp với thị trường.
Khi giá giảm, nông dân chọn cách không cạo mủ”, bộ trưởng Nông nghiệp Thái Lan, Chatchai Sarikulya cho biết.
Giá cao su tại Thái Lan – nước sản xuất lớn nhất thế giới, đã giảm 29% từ đầu năm tới nay, cùng xu hướng với giá trên toàn cầu.
Sự phản ứng của người trồng cao su Thái với tình trạng giá giảm sẽ là thước đó khá chính xác về mức độ giảm sản lượng trên toàn cầu, mặc dù gần đây Chính phủ có áp dụng một số biện pháp hỗ trợ, nhưng cũng chỉ giúp hạn chế đà giảm.
Chính phủ Thái đã thông qua các biện pháp trị giá 13 tỷ baht (365 triệu USD) để hỗ trợ người trồng cao su trong bối cảnh giá giảm xuống mức thấp nhất nhiều năm.
Không chỉ có thế, sự gián đoạn thu hoạch mủ ở Indonesia, nước sản xuất lớn thứ 2 thế giới, có thể khiến sản lượng giảm 10% trong năm 2015, theo chủ tịch Hiệp hội Cao su Indonesia, Moenardji Soedargo.
“Sản lượng giảm do nhiều nguyên nhân.
Trước hết bởi El Nino và khói mù ảnh hưởng tới năng suất và diện tích.
Thứ hai là do giá quá thấp”, ông Moenardji Soedargo cho biết.
Thậm chí một số người trồng ở Indonesia còn chặt bỏ cây cao su để chuyển sang trồng những loại cây khác, như sắn chẳng hạn.
Ở Ấn Độ, nước sản xuất lớn thứ 5 thế giới, sản lượng dự báo sẽ giảm 13,4% xuống 610.000 tấn.
Theo ông George Valy, một thương gia kinh doanh cao su ở bang Kerala miền Nam Ấn Độ, khả năng nhiều người trồng cao su ở Ấn Độ không trang trải được chi phí cho công nhân cao mủ với mức giá cao su thấp như hiện nay, nên buộc phải ngừng việc thu hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm giảm số lượng cá ngừ vây xanh khổng lồ bị giết bởi các đội tàu đánh bắt, Mỹ đưa ra những quy định mới về việc đánh bắt cá thương mại ở Vịnh Mexico và khu vực Tây Đại Tây Dương. Các quy định đặc biệt nhằm bảo vệ cá ngừ vây xanh khổng lồ - cá có kích cỡ từ 81 inch trở lên.

Theo đó, mục tiêu phát triển nuôi, chế biến cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long thành ngành kinh tế quan trọng của thủy sản Việt Nam theo hướng công nghiệp và thân thiện với môi trường. Sản phẩm cá tra nhằm phục vụ XK và tiêu thụ nội địa, góp phần nâng cao thu nhập của người dân và tăng thu ngoại tệ cho đất nước.

Philippines tổ chức hội nghị với sự tham gia của 500 DN trong ngành cá ngừ trong tuần này, nhằm thực hiện các hoạt động XK cạnh tranh hơn trên toàn thế giới.

Theo số liệu của Cục Nghề cá Biển Quốc gia Mỹ (NMFS), trong tháng 7, Mỹ NK 14.327 tấn cá philê đông lạnh, nâng tổng lượng cá philê đông lạnh NK trong 7 tháng đầu năm lên 86.766 tấn. Như vậy NK đã tăng 11% so với cùng kỳ năm 2013. Phần lớn (gần 90%) philê đông lạnh NK của Mỹ có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Cựu giám đốc điều hành của WCPFC cho biết tình hình trữ lượng cá ngừ vẫn chưa thể phục hồi, nhưng nó đang ở mức nguy hiểm và ngày càng tồi tệ.