Sản Lượng Cà Phê Năm 2015 Có Thể Giảm 20-25%

Xuất khẩu cà-phê của Việt Nam năm 2015 được dự báo sẽ giảm khoảng 11% sau khi đã tăng mạnh đến 33% trong năm 2014 do ảnh hưởng của biến đổi thời tiết và công tác tái canh cà phê còn thực hiện chậm, theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa).
Theo Vicofa, sản lượng cà phê năm 2015 của Việt Nam được dự báo giảm khoảng 20 - 25% so với năm 2014; khiến Vicofa đưa ra mục tiêu xuất khẩu cà phê năm 2015 giảm khoảng 11,1% về kim ngạch so với năm 2014 - dự báo xuất khẩu khoảng 1,4 triệu tấn, trị giá khoảng 3,2 tỉ đô la Mỹ.
Năm 2014, ước tính xuất khẩu cà phê đạt trên 1,6 triệu tấn, trị giá 3,6 tỉ đô la Mỹ, tăng 33,4% về khối lượng và 32% về giá trị so với năm 2013.
Theo Vicofa, năm 2015 Việt Nam tiếp tục bị ảnh hưởng biến đổi về thời tiết. Hiện tượng El Nino gây hạn hán ở Việt Nam, nhiều vùng thiếu nước tưới làm tăng lo ngại sản lượng cà phê tiếp tục sụt giảm.
Theo dự báo của Tổ chức Cà phê thế giới (ICO) năm 2015 nguồn cung sẽ thiếu hụt khoảng 11 triệu bao (bao 60kg) so với nhu cầu.
Bên cạnh ảnh hưởng của biến đổi thời tiết, theo ông Nguyễn Viết Vinh, Tổng thư ký Vicofa, diện tích cà phê già cỗi chưa được tái canh cũng khiến cho năng suất cà phê giảm xuống. Mặc dù đã có đề án tái canh cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2014 - 2020, nhưng việc tái canh nói chung còn chậm do thiếu nguồn vốn, một số tỉnh vẫn chưa có quy hoạch tổng thể chi tiết diện tích cà phê cần tái canh để phối hợp với các ngân hàng giải quyết nguồn vốn. Lãi suất vay vốn cho tái canh cà phê còn cao, chưa hấp dẫn các hộ sản xuất và doanh nghiệp đầu tư trồng tái canh cây cà phê.
Năm 2014, giá xuất khẩu cà-phê của Việt Nam bình quân đạt 2.090 đô la Mỹ/tấn, giảm 2,6% so với năm 2013. Tuy vậy giá cà phê nội địa vẫn ổn định ở mức 40 triệu đồng, người nông dân và doanh nghiệp đều có lãi.
Song một điểm nổi cộm nhất trong năm 2014 đó là nạn trộm cắp cà phê vào lúc thu hoạch đang trở nên trầm trọng, gây lo lắng cho người trồng cà phê. Nếu không kịp thời ngăn chặn nạn trộm cắp này về lâu dài sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng cà phê vì để đối phó với nạn trộm cắp, người dân sẽ chọn giải pháp “xanh nhà hơn già đồng” thu hoạch cà phê sớm khi còn nhiều quả xanh sẽ làm giảm chất lượng cà phê khi chế biến và xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Theo đánh giá của Tổ điều hành xất khẩu gạo, các nước nhập khẩu lớn ở khu vực châu Á tăng cường nhập khẩu, một số thị trường trọng điểm truyền thống cũng tiếp tục giao dịch. Cụ thể, Trung Quốc vẫn đứng đầu danh sách thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với 31,1% thị phần.

Thời gian gần đây, sau nhiều thông tin rau có chất tăng trưởng, chị Hoa (quận 3, TP HCM) rất hạn chế mua rau ở chợ mà thường xuyên đặt hàng rau tại Đà Lạt chuyển xuống. Chị đặc biệt hứng thú với các loại rau củ tí hon hay còn gọi là “baby”. Trọng lượng của các sản phẩm này nhỏ hơn rất nhiều so với những loại củ quả thông thường. Bí ngô chỉ vài gram và nằm gọn lòng bàn tay, còn cà rốt như ngón tay cái.

Đến Sa Huỳnh (Đức Phổ), những thực khách xuýt xoa khen ngợi các món ăn được chế biến từ nhum. Cách đấy không xa, nhiều bóng người cứ ẩn hiện sau những con sóng lặn bắt từng con nhum cố bám vào ghềnh đá ven bờ biển. Cơ thể họ tím tái vì ngâm lâu trong làn nước lạnh.

Năm 2012, tại kỳ hợp thứ 4 HĐND tỉnh Sóc Trăng khóa VIII (nhiệm kỳ 2011-2016) đã ra Nghị quyết số 12/2012/NQ-HĐND ngày 06/7/2012 thông qua Đề án phát triển SX lúa đặc sản đến năm 2015 với mục tiêu của Đề án đến cuối năm 2015, diện tích lúa đặc sản vùng đề án đạt 52.000 ha trong kế hoạch 70.000 ha của toàn tỉnh.

Thông tin tại hội nghị, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn - nhà vận chuyển thủy nội địa hàng đầu tại ĐBSCL - cho biết từ năm 2010 đến nay, dù sản lượng vận chuyển hàng hóa bằng container từ ĐBSCL đến TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu để xuất khẩu tăng bình quân 8%/năm nhưng chỉ đáp ứng một phần nhu cầu vận chuyển của toàn vùng, khoảng 17-18 triệu tấn/năm.