Sản Lượng Cá Ngừ Khai Thác Tăng, Số Lượng Xuất Khẩu Lại Giảm

Theo Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn Khánh Hòa, sản lượng khai thác cá ngừ năm 2014 tại Khánh Hòa tăng 37% so với năm 2013 nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ cá ngừ lại giảm đến 35%.
Năm 2014, sản lượng cá ngừ khai thác được của Khánh Hòa đạt trên 5.600 tấn. Trong khi đó, tổng giá trị xuất khẩu hầu hết các mặt hàng chế biến từ cá ngừ lại giảm, chỉ đạt 117 triệu USD. Cùng với giảm về mặt giá trị, thị phần tại các thị trường cũng giảm theo. Cụ thể như thị trường Anh giảm 12% lượng nhập khẩu, Trung Đông giảm 33%, Mỹ giảm 15%.
Cơ quan chủ quản cho rằng, chất lượng cá ngừ sau khai thác bị sụt giảm là nguyên nhân khiến lượng xuất khẩu giảm. Từ khi xuất hiện hình thức khai thác mới là câu đèn thì sản phẩm cá ngừ không còn đủ phẩm cấp để xuất dưới dạng nguyên con, mà chỉ có thể xuất khẩu thông qua các mặt hàng chế biến, vì vậy mà giá trị xuất khẩu cũng sụt giảm đáng kể.
Có thể bạn quan tâm

Tốt nghiệp đại học ngành Việt Nam học nhưng anh Trần Minh Thiệp ở thôn Cẩm Lãnh (Tiên Cẩm - Tiên Phước - Quảng Nam) lại đam mê nuôi chim trĩ. Đây là trại nuôi chim trĩ đầu tiên ở Quảng Nam và đang gặt hái được nhiều thành công.

Đã bước sang tháng 5, nhưng ở Ninh Thuận vùng nuôi tôm dọc tuyến đường ven biển từ An Hải (Ninh Phước) đến Phước Dinh (Thuận Nam) vẫn còn không khí trầm lắng, khá nhiều ao đìa còn bỏ không. Theo Thạc sĩ Phan Đình Thịnh, Chi cục Trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản (NTTS) tỉnh Ninh Thuận, trong những tháng qua, do xuất hiện bệnh làm tôm nuôi chết rải rác đã khiến các hộ nuôi chần chừ chưa dám thả giống dù đã vào chính vụ.

Nghề trồng nấm rơm đang phát triển mạnh ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang), tập trung ở các xã: Mỹ Long, Tân Hội, Tân Phú, Mỹ Hạnh Trung và Mỹ Hạnh Đông… Mỗi năm sản xuất hàng trăm tấn nấm phục vụ nhu cầu chế biến xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động nhàn rỗi tại địa phương.

Khi hầu hết thanh niên trong thôn xã đi lao động ở nước ngoài thì anh Hồ Đức Ngọc (29 tuổi, ở thôn Nhân Bắc, xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) ở nhà tìm hướng làm kinh tế.

Xác định cây chuối là cây chủ lực trong sản xuất nông nghiệp nên những năm gần đây diện tích trồng chuối ở xã Tân Long (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) tăng lên rất nhanh. Cuối năm 2012, toàn xã trồng được 1.000 ha thì đến những tháng đầu năm 2013 nhân dân đã trồng mới thêm 62 ha, nâng tổng diện tích cây chuối trên địa bàn lên 1.062 ha.