Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sản Lượng Cá Giảm?

Sản Lượng Cá Giảm?
Ngày đăng: 07/11/2014

Anh Nguyễn Tuấn, chủ chiếc thuyền công suất 130CV ở phường Bình Hưng (Phan Thiết) cùng với 20 bạn thuyền xuất bến lúc 15 giờ. Dự kiến chuyến đi từ 5 - 7 ngày mới về. Thế nhưng đêm hôm ấy, sau khi phát hiện đàn nục lớn chưa từng có, chỉ một mẻ lưới thôi anh Tuấn đã có không dưới 10 tấn cá.

Nghe tin ấy,  ai cũng hồ hởi, chờ anh Tuấn quay vào bờ. Anh Tuấn cho biết: “Chuyến biển đó, mỗi bạn thuyền được 6 - 7 triệu đồng. Nhưng đó chỉ là may mắn thôi chứ cả năm nay biển mất mùa. Mỗi chuyến đi về chia được 500.000 - 700.000 đồng. Nhiều khi xuất bến sợ lỗ nên đành để thuyền nằm bờ dài ngày…”.

Chi cục Thủy sản Bình Thuận cho biết: Toàn tỉnh hiện có 7.477 tàu thuyền khai thác thủy sản, trong đó có 107 tàu dịch vụ. Đến cuối tháng 10/2014, toàn tỉnh đánh bắt được 172.579 tấn hải sản, đạt 92% kế hoạch năm. Trong đó, cá chiếm 73,47%, mực chiếm 9,54%.

Sản lượng tăng nhiều nhất là Tuy Phong (4.470 tấn), kế đến là Phan Thiết (4.381 tấn), La Gi (1.151 tấn).  Đạt hiệu quả ổn định là những thuyền làm nghề: lưới kéo, câu khơi, lặn và vây rút chì. Nghề pha xúc, vây mùng, rê, mành… đánh bắt ít hiệu quả và thường xuyên thua lỗ.

Cá cơm không xuất hiện dày như trước đây, thời gian xuất hiện cũng ít dần. Sản lượng cá tụt giảm nhiều, nhưng hải đặc sản, nhất là sò lông tăng mạnh (khai thác 18.178 tấn, tăng 243,9% so cùng kỳ).

Lý giải sản lượng tụt giảm là do đầu năm thời tiết biến động xấu. Đầu năm gió mùa Đông Bắc thổi mạnh nên phần lớn tàu cá nằm bờ. Sau đó, cá cơm xuất hiện nên việc khai thác các nghề cá nổi nhỏ như: Pha xúc, vây mùng, giã cào bay… đạt sản lượng khá.

Đầu vụ cá nam, do ít chịu ảnh hưởng gió mùa Tây Nam nên ngư dân  tập trung khai thác các ngư trường Nam đảo Phú Quý, xung quanh giàn khoan, Côn Sơn và một số ngư trường truyền thống trong tỉnh. Song, thời điểm này nguồn lợi cá nổi áp lộng không nhiều, việc khai thác chưa mang lại hiệu quả.

Đến cuối vụ nam (tháng 6 trở đi) gió Tây Nam bắt đầu thổi mạnh ảnh hưởng đến hoạt động khai thác thủy sản. Mặc dù vậy, nguồn lợi thủy sản đang áp lộng nên hầu hết tàu thuyền tham gia khai thác và đạt sản lượng khá hơn. Hy vọng 2 tháng còn lại, ngư dân sẽ bám biển dài ngày, khai thác đạt hiệu quả.


Có thể bạn quan tâm

3.000 cây Atiso biến mất sau 1 đêm 3.000 cây Atiso biến mất sau 1 đêm

Sáng ngày 1/7, anh Nguyễn Văn Dự (nhân viên Công ty trà Atiso Ngọc Duy, phường 12, Đà Lạt) không nhận ra vườn Atiso do mình trồng vì chỉ qua một đêm hơn 3.000 cây Atiso đã bị trộm nhổ sạch.

04/07/2015
Tăng thu nhập nhờ trồng nấm rơm Tăng thu nhập nhờ trồng nấm rơm

Cô Nguyễn Thị Thu (xã Long Điền B, Chợ Mới, An Giang) cho biết, giá nấm rơm hiện khá cao, từ 35.000 đến 40.000 đồng/kg. Trên diện tích 2.000m2 trồng nấm, mỗi ngày gia đình cô thu hoạch từ 250 – 300kg, trừ các khoản chi phí lãi gần 50 triệu đồng/vụ.

04/07/2015
Giá vải thiều giảm mạnh do thương lái TQ ngừng mua Giá vải thiều giảm mạnh do thương lái TQ ngừng mua

Nắng nóng kéo dài khiến các diện tích ngô của người dân ở các xã Tân Long, Kỳ Tân, Nghĩa Dũng huyện Tân Kỳ (Nghệ An) bị mất mùa nghiêm trọng, người dân buộc lòng phải bán tháo ngô cây để giảm bớt thiệt hại về kinh tế.

04/07/2015
Dưa hấu chưng 2 cái Tết Dưa hấu chưng 2 cái Tết

Đó là cặp dưa hấu được anh Phạm Văn Chơn (ngụ tổ 26, ấp Bình Phú, xã Hòa An, Chợ Mới, An Giang) mua về từ chợ Lấp Vò (Đồng Tháp) ngày 28 tháng chạp 2014. Đây là loại dưa vỏ xanh, ruột đỏ, có trọng lượng 5 kg/quả, với giá 3.000 đồng/kg. Sau khi để chưng trên bàn thờ vào dịp Tết, anh Chơn quên bẵng đến 2 tháng sau Tết, anh mới lấy một quả ra xẻ ăn, vỏ dưa còn rất giòn, ruột dưa đỏ, ngọt và mọng nước.

04/07/2015
Giá ổn định nhưng người trồng khóm không vui Giá ổn định nhưng người trồng khóm không vui

Vùng trồng khóm Đồng Dinh (huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên) rộng 500ha, năm 2014 bị bệnh héo đỏ lá, 6 tháng đầu năm 2015 gặp nắng hạn, cây khóm xuống sức làm giảm năng suất… Mặc dù hiện nay, giá khóm ổn định nhưng người trồng khóm không vui.

04/07/2015