Sản Lượng Cá Giảm?

Anh Nguyễn Tuấn, chủ chiếc thuyền công suất 130CV ở phường Bình Hưng (Phan Thiết) cùng với 20 bạn thuyền xuất bến lúc 15 giờ. Dự kiến chuyến đi từ 5 - 7 ngày mới về. Thế nhưng đêm hôm ấy, sau khi phát hiện đàn nục lớn chưa từng có, chỉ một mẻ lưới thôi anh Tuấn đã có không dưới 10 tấn cá.
Nghe tin ấy, ai cũng hồ hởi, chờ anh Tuấn quay vào bờ. Anh Tuấn cho biết: “Chuyến biển đó, mỗi bạn thuyền được 6 - 7 triệu đồng. Nhưng đó chỉ là may mắn thôi chứ cả năm nay biển mất mùa. Mỗi chuyến đi về chia được 500.000 - 700.000 đồng. Nhiều khi xuất bến sợ lỗ nên đành để thuyền nằm bờ dài ngày…”.
Chi cục Thủy sản Bình Thuận cho biết: Toàn tỉnh hiện có 7.477 tàu thuyền khai thác thủy sản, trong đó có 107 tàu dịch vụ. Đến cuối tháng 10/2014, toàn tỉnh đánh bắt được 172.579 tấn hải sản, đạt 92% kế hoạch năm. Trong đó, cá chiếm 73,47%, mực chiếm 9,54%.
Sản lượng tăng nhiều nhất là Tuy Phong (4.470 tấn), kế đến là Phan Thiết (4.381 tấn), La Gi (1.151 tấn). Đạt hiệu quả ổn định là những thuyền làm nghề: lưới kéo, câu khơi, lặn và vây rút chì. Nghề pha xúc, vây mùng, rê, mành… đánh bắt ít hiệu quả và thường xuyên thua lỗ.
Cá cơm không xuất hiện dày như trước đây, thời gian xuất hiện cũng ít dần. Sản lượng cá tụt giảm nhiều, nhưng hải đặc sản, nhất là sò lông tăng mạnh (khai thác 18.178 tấn, tăng 243,9% so cùng kỳ).
Lý giải sản lượng tụt giảm là do đầu năm thời tiết biến động xấu. Đầu năm gió mùa Đông Bắc thổi mạnh nên phần lớn tàu cá nằm bờ. Sau đó, cá cơm xuất hiện nên việc khai thác các nghề cá nổi nhỏ như: Pha xúc, vây mùng, giã cào bay… đạt sản lượng khá.
Đầu vụ cá nam, do ít chịu ảnh hưởng gió mùa Tây Nam nên ngư dân tập trung khai thác các ngư trường Nam đảo Phú Quý, xung quanh giàn khoan, Côn Sơn và một số ngư trường truyền thống trong tỉnh. Song, thời điểm này nguồn lợi cá nổi áp lộng không nhiều, việc khai thác chưa mang lại hiệu quả.
Đến cuối vụ nam (tháng 6 trở đi) gió Tây Nam bắt đầu thổi mạnh ảnh hưởng đến hoạt động khai thác thủy sản. Mặc dù vậy, nguồn lợi thủy sản đang áp lộng nên hầu hết tàu thuyền tham gia khai thác và đạt sản lượng khá hơn. Hy vọng 2 tháng còn lại, ngư dân sẽ bám biển dài ngày, khai thác đạt hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Thời điểm gia nhập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đang đến gần khiến nhiều sản phẩm trong nước đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ những thị trường đầy tiềm năng của khu vực. Sản phẩm mía đường cũng không phải là ngoại lệ. Ý thức được điều đó, từ doanh nghiệp đến bà con nông dân đã và đang có những bước “chuyển mình” để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Tính đến nay, đã có 11,29 ha cây đương quy tại các xã Na Hối, Lùng Phình, Tà Chải, Nậm Mòn (Bắc Hà - Lào Cai) bị thiệt hại do nắng hạn và bệnh vi khuẩn thối gốc.

Tính đến thời điểm này, người dân huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ) đã xuống giống hơn 196ha sen, giảm gần 40ha so với cùng kỳ. Diện tích trồng sen tập trung ở các xã, như: Thới Hưng (150ha), Đông Hiệp (28ha), Trung Thạnh (9ha)… Năm nay mực nước trên đồng thấp, nông dân thu hoạch lúa hè thu sớm tập trung xuống giống lúa thu đông. Đồng thời, giá sen cũng thường xuyên biến động nên nhiều nông dân cũng ngán ngại đầu tư.

Từ một giống “trồng chơi ăn thật”, cây mè bỗng trở thành nỗi ám ảnh đối với người nông dân ở các huyện Đông Nam, tỉnh Gia Lai khi cùng một lúc bị thiệt hại kép: mất mùa, rớt giá.

Chỉ giữ được giá cao trong thời gian đầu vụ, hiện nay trái thanh long chính vụ của tỉnh Bình Thuận đang bị rớt giá thảm hại.