Sản lượng cá đạt khoảng 95 tấn

Xã Hợp Thành hiện có 24,4 ha mặt nước nuôi thuỷ sản, tập trung nhiều nhất các thôn: Thành Châu, Tượng II và Kíp Tước, với các loại cá nuôi thả chính là trắm cỏ, chép và rô phi đơn tính.
Nhiều diện tích ruộng được chuyển đổi sang nuôi cá mang lại hiệu quả kinh tế.
Trong tháng 9, tại một số ao nuôi ở thôn Thành Châu và Kíp Tước xuất hiện bệnh đốm đỏ trên đàn cá rô, cá chép; tại thôn Tượng 2 xuất hiện bệnh xuất huyết trên đàn cá rô.
Cán bộ nông nghiệp của xã và cán bộ Trung tâm Thủy sản tỉnh đã kịp thời hướng dẫn các hộ nuôi cách chữa trị và phòng ngừa, nên năng suất, chất lượng đàn cá vẫn được đảm bảo.
Thời gian thu hoạch cá tại xã Hợp Thành kéo dài, nên cán bộ chuyên môn khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt công tác chăm sóc, chủ động phòng, chống dịch bệnh cho cá.
Có thể bạn quan tâm

Sau thiệt hại từ dịch bệnh chổi rồng trên nhãn, nhiều nhà vườn của huyện Châu Thành (Đồng Tháp) đã tìm giống cây trồng khác tiếp tục canh tác. Trong đó, cây ổi lê Đài Loan (còn gọi là ổi lê) được nhiều nhà vườn chọn.

Lượng khai thác ổn định là do hằng năm ngành Thủy sản thả bổ sung từ 800.000 đến 1 triệu con cá cho hồ Dầu Tiếng. Mặt khác, ngành thường xuyên thực hiện công tác phối hợp tuyên truyền, kiểm tra trên hồ Dầu Tiếng và sông Vàm Cỏ Đông, kịp thời xử lý vi phạm nên sản lượng khai thác ổn định.

Để cung cấp các thông tin chính thống liên quan đến VietGAP, tháng 7/2011, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ký 02 Quyết định (Quyết định số 1503/QĐ-BNN-TCTS ban hành Quy phạm thực hành NTTS tốt; Quyết định số 1617/QĐ-BNN-TCTS ban hành Hướng dẫn áp dụng VietGAP đối với nuôi thương phẩm cá tra, tôm sú và tôm chân trắng).

Một số nông dân xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang chuyển sang trồng ấu với thu nhập cao gấp 4 – 5 lần trồng lúa.

Từ năm 2007, Trung tâm Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả Đông Nam Bộ, Sở KH-CN Đồng Nai bắt tay thực hiện chiếu xạ năng luợng hạt nhân để tạo ra giống bưởi mới mang tính đặc trưng, đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật mới.