Sắn Được Mùa, Nỗi Lo Quy Hoạch

Sắn (mì) vừa trúng mùa, lại được giá, năng suất bình quân đạt 28-30 tạ/ha, nông dân Thừa Thiên - Huế thu lãi 40-50 triệu đồng/ha.
Chị Nguyễn Thị Tâm ở xã Quảng An (huyện Quảng Điền), người có gần 2ha sắn, cho biết: "Năm 2010, giá thu mua củ sắn tươi chỉ ở mức 900 - 1.000 đồng/kg, sau đó nhích dần lên 1.200-1.400 đồng/kg. Với giá này, nông dân chúng tôi rất mừng vì sản xuất có lãi cao".
Không chỉ người dân huyện Quảng Điền vui mừng vì giá sắn cao mà hàng ngàn hộ nông dân tại các vùng chuyên canh sắn như Hương Trà, Phong Điền, Nam Đông... cũng đang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch để không bị ảnh hưởng bởi mưa lũ.
Một người trồng sắn ở thôn Hà An, xã Hương Phú (huyện Nam Đông) bộc bạch: "Mấy năm gần đây, sắn được mùa nên gia đình tôi tận dụng quỹ đất và thu hoạch rừng keo tràm của mình để trồng sắn. Niên vụ này, gia đình có gần 1ha sắn, cho lãi trên 40 triệu đồng".
Theo các thương lái, nguyên nhân khiến giá sắn tăng cao là do sức tiêu thụ tại các nhà máy chế biến tinh bột sắn trong nước tăng mạnh. Đặc biệt, từ khi Nhà máy tinh bột sắn Phong An đi vào hoạt động và cam kết thu mua sắn với giá ổn định giúp nông dân trên địa bàn tỉnh an tâm sản xuất. Mặt khác, theo giải thích của các chuyên gia ngành nông nghiệp, tại một số nước có diện tích trồng sắn lớn như Thái Lan, Trung Quốc, sau một thời gian canh tác, loại cây này đã làm đất chai cứng, bị sa mạc hóa không thể trồng tiếp. Họ khuyến cáo người dân nên giảm bớt quỹ đất trồng sắn để cải tạo, giữ tài nguyên đất. Vì thế, nguồn nguyên liệu sắn cung cấp cho các nhà máy hoạt động giảm dần, đẩy giá sắn nguyên liệu tăng mạnh.
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế, niên vụ sắn năm nay, do thời tiết diễn biến thuận lợi nên việc sản xuất diễn ra suôn sẻ, diện tích sắn toàn tỉnh đạt khoảng 5.500ha. Các giống sắn được trồng phổ biến hiện nay là KM94, KM 98-2…; năng suất bình quân đạt 28-30 tấn củ tươi/ha, cá biệt có nơi đạt trên 30 tấn/ha. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của ngành chức năng, bà con không nên thấy giá sắn nguyên liệu tăng cao mà ồ ạt xuống giống, mở rộng diện tích, phá vỡ quy hoạch, để rồi lại mắc phải điệp khúc "được mùa, mất giá", dẫn đến thua lỗ.
Có thể bạn quan tâm

Ông Trần Văn Bé Năm, ấp 17, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, cho biết: “Nông dân trong ấp nhiều năm qua vẫn bỏ phí rơm sau thu hoạch. Nhiều hộ có trồng nấm rơm nhưng chỉ thu hoạch đủ phục vụ bữa ăn gia đình hoặc bán chút ít".

Thời điểm này nhiều người trồng cà chua Pháp lai TOMATO F1 MONGAL (T-11) ở thôn Tê Chử, xã Đồng Thái (huyện An Dương, Hải Phòng) đứng ngồi không yên do trước đó, nhiều ruộng cà đang trồng xanh tươi bỗng héo rũ, xoăn ngọn, vàng lá, chết hàng loạt. Bà con cộng thêm lo lắng khi chưa xác định được nguyên nhân dẫn tới tình trạng này.

Vừa qua, Trung tâm Nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) đã hỗ trợ 500 cây hồi giống, được tuyển chọn từ những cây trội, có nguồn gốc từ Lạng Sơn để trồng khảo nghiệm tại thị trấn Mường Khương và xã Tả Gia Khâu (huyện Mường Khương).

Vụ mùa năm 2014, tham gia mô hình trồng lúa xen hoa và sử dụng các hoạt chất sinh học, gia đình bà Phạm Thị Phu (khu 1, phường Yên Hải) đã gieo thẳng giống lúa Thiên ưu 08 trên diện tích 2 sào canh tác, kết hợp trồng hoa trên bờ ruộng lúa.

Ngay từ đầu tháng 9 (dương lịch), ở Hòa Bình khi những quả cam CS1 (lòng vàng) bắt đầu chín, giá cam được lái thương thu mua cao hơn hẳn mọi năm. Đây là dấu hiệu một mùa cam bội thu giá. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều thách thức với người trồng cam khi xuất hiện cam Trung quốc trên thị trường ngay từ đầu vụ.