Sắn Được Giá

Thời gian gần đây, bà con nông dân các tỉnh Tây Nguyên đang tiến hành thu hoạch sắn. So với thời điểm năm trước, năm nay giá sắn khô cao hơn, giá cỡ 3.800 -3.900đ/kg, nông dân phấn khởi vì có lãi.
Tuy nhiên, đi liền đó là mối lo về những hệ luỵ khi nông dân mở rộng diện tích sắn một cách ồ ạt trong thời gan tới. Nếu như niên vụ trước, giá sắn khô trên thị trường chỉ đạt 3.300-3.400đ/kg, thì niên vụ này giá sắn đã tăng lên 3.800 - 3.900đ/kg. Với giá này, trừ chi phí về cây giống, thuê người trồng và thu hoạch thì người dân cũng lãi khoảng 15 -17 triệu đồng/ha.
Anh Trần Thanh Thế, xã Ven, huyện Buôn Đôn (Đăk Lăk) cho biết: “Gia đình tôi thuê đất trồng được 2 ha sắn, năm nay giá sắn khô tăng lên 3.900đ/kg, so với năm trước mỗi kg sắn khô tăng thêm được 6 ngàn đồng.
Với 2 ha sắn này, sau khi trừ hết chi phí như tiền thuê đất, cây giống, chăm bón… tôi lời khoảng 30 triệu đồng, trong khi đó năm trước chỉ được 19 triệu đồng. Với giá sắn này, nông dân cũng thấy tạm được, điều khiến tôi lo lắng đó là giá cả không ổn định lên xuống thất thường”.
Cũng như anh Thế, chị Lê Thị Duyên, xã Ea Lê, huyện Ea Súp chia sẻ: “Nếu như năm ngoái, giá sắn khô không những đã thấp (3.300đ/kg) mà các thương lái còn chê ỏng chê eo không mua, thì năm nay giá sắn đạt cao, lại khá dễ bán.
Nhà tôi có 1,5 ha sắn, đầu vụ thu hoạch được 3 tấn sắn tươi, lúc đó thương lái đến thu mua tại vườn với giá 1.600đ/kg sắn tươi nhưng tôi không bán, để được giá cao hơn tôi đem về thái phơi khô bán được 3.900đ/kg. Trừ hết chi phí chắc năm nay cũng thu về khoảng 23 -24 triệu đồng”.
So với thời điểm năm trước, giá sắn năm vừa qua cao hơn hẳn. Việc giá sắn tăng cao không chỉ bà con nông dân phấn khởi mà ngay cả các thương lái thu mua săn scũng tấp nập hơn mọi năm.
Anh Phương- thương lái thu mua sắn khô tại xã Ea Wen, huyện Buôn Đôn cho biết: “Năm nay giá sắn tăng cao, hơn nữa thị trường tiêu thụ lại mạnh hơn năm trước, do vậy việc mua bán sắn cũng dễ dàng hơn. Đúng là “đắt ra quế, ế ra củi”, nhiều người lâu nay không làm nghề thu mua sắn, năm nay cũng hành nghề vì thấy lời quá”.
Được biết, theo quy hoạch, tỉnh Đăk Lăk giữ diện tích 15.000ha sắn là phù hợp, đáp ứng đủ nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến tinh bột sắn trên địa bàn. Do vậy, với việc giá sắn tăng cao trở lại như hiện nay thì nguy cơ phá vỡ quy hoạch diện tích trồng sắn là điều có thể xảy ra.
Bởi việc ồ ạt trồng sắn chắc chắn sẽ nảy sinh nhiều hệ lụy như: Không làm chủ được giá cả thị trường dẫn đến tình trạng “thừa người bán, thiếu người mua”; rồi khi trồng sắn ồ ạt sẽ dẫn đến sự thoái hóa đất, xói mòi đất…Quan trọng nhất là cây sắn bung ra sẽ phá vỡ quy hoạch trồng các loại cây khác.
Ngoài ra, việc tăng diện tích trồng sắn cũng là nguyên nhân khiến một số diện tích rừng tự nhiên bị mất, đe dọa trực tiếp đến môi trường sinh thái. Nếu sau này nông dân muốn bỏ sắn để quay về trồng cây khác sẽ rất khó khăn. Do vậy ngành nông nghiệp cần khuyến cáo bà con nông dân chỉ nên trồng sắn với diện tích theo quy hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Theo tính toán của ông Liệt, trung bình mỗi năm, vườn măng cụt, sầu riêng của gia đình thu được khoảng 20 triệu đồng (chưa tính tiền mua phân bón, thuốc), nhưng nhờ trồng thêm các loại cây kiểng bán lá nên thu nhập đã tăng thêm khoảng 20 triệu đồng/năm (cứ 1,5 tháng, ông Liệt thu hoạch lá bán 1 lần, thu về khoảng 3 triệu đồng).

Sáng 17-7, Ban Quản lý dự án “Hợp tác tăng cường phát triển ca cao bền vững” (thuộc Cục Trồng trọt) tổ chức hội thảo “Bài học kinh nghiệm tại Dak Lak và các giải pháp phát triển ca cao bền vững cho khu vực Tây Nguyên” nhằm đánh giá thực trạng phát triển ca cao và truyền thông trong ngành hàng ca cao ở Dak Lak.

Với diện tích 1.613 ha cà phê, trong đó diện tích cà phê kinh doanh là 1.410 ha, nhưng phần lớn đã già cỗi cho năng suất thấp, khiến cho thu nhập của người dân ngày càng giảm.

Trước tình hình thời tiết không thuận lợi kèm theo năm nhuận nên chu kỳ cho trái của một số loại trái cây phục vụ Tết Ất Mùi tại các nhà vườn ở ĐBSCL bị “đảo lộn”, dẫn đến năng suất và chất lượng bị ảnh hưởng, nguy cơ khan hiếm hàng để bán tết là rất cao.

Heo rừng là loài động vật hoang dã nên sức đề kháng tốt, thức ăn dễ tìm; quy trình nuôi, cách chăm sóc cũng không quá khó nên mô hình này ngày càng được nhân rộng ở nhiều địa phương.