Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sắn Đang Phụ Thuộc Vào Trung Quốc, Cần Thêm Lối Đi Mới

Sắn Đang Phụ Thuộc Vào Trung Quốc, Cần Thêm Lối Đi Mới
Ngày đăng: 25/06/2013

Theo đại diện một số doanh nghiệp, phần lớn sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam hiện nay chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, giá cả bấp bênh.

Nhu cầu về nguyên liệu cho sản xuất thực phẩm và các nhiên liệu tăng mạnh giúp ngành trồng và chế biến tinh bột sắn phát triển thuận lợi. Tuy nhiên, diện tích sắn tăng ồ ạt thời gian qua cũng khiến nông dân nhiều vùng “dở khóc dở cười”...

Phát triển vượt bậc

Cây sắn gắn bó mật thiết với người Việt Nam trong những lúc giáp hạt đói kém và từng được xem là cây xóa đói giảm nghèo; những năm gần đây, sắn còn được đầu tư phát triển mạnh, trên tất cả các vùng thổ nhưỡng của Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Lạng - nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hiệp hội Sắn Việt Nam (VCA) cho biết, là sản phẩm có sản lượng xuất khẩu lớn, xếp thứ 3 trong ngành nông nghiệp Việt Nam, sau cà phê và gạo, cây sắn hiện có rất nhiều tiềm năng phát triển.

Hiện tại, diện tích trồng sắn trên cả nước đã đạt 560.000ha, với sản lượng trên 10 triệu tấn trong năm 2012. Đặc biệt, sản lượng nhiều vùng sắn chuyên canh, xen canh tại vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ những năm trở lại đây đã tăng lên mức xấp xỉ 40 tấn/ha/năm, khả năng đạt 50 - 60 tấn/ha/năm trong thời gian tới. Cũng theo ông Lạng, sắn là cây có giá trị kinh tế cao khi tất cả các sản phẩm từ sắn đều sử dụng được, nhất là trong 2 năm trở lại đây.

Ông Nguyễn Văn Hòa – Cục phó Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cũng cho biết, năng suất sắn của Việt Nam tăng từ 8,3 tấn/ha năm 1995 lên gần 18 tấn/ha năm 2012. Giá thu mua sắn nguyên liệu có lúc tăng cao khiến người nông dân ồ ạt phát triển diện tích sắn.

Theo đại diện Hiệp hội Sắn Việt Nam, trong 5 năm tới, nhu cầu về sắn nguyên liệu cho sản xuất, chế biến thực phẩm, xăng, nhiên liệu sinh học hay ethanol sẽ tăng thêm 50%, ngành sắn chắc chắn sẽ còn phát triển hơn nữa.

Cần hài hòa lợi ích các bên

Ông Nguyễn Văn Hòa cho biết, diện tích sắn tăng nhanh đã phá vỡ quy hoạch phát triển chung của toàn ngành, giá sắn nhiều lúc giảm thê thảm. “Theo kế hoạch, diện tích sắn trên cả nước được điều chỉnh giảm xuống còn 500.000ha trong 2 năm tới và tiếp tục giảm xuống mức 450.000ha khi đến năm 2020, ổn định sản lượng ở mức 11 triệu tấn” - ông Hòa cho biết.

Ngành sắn đặt mục tiêu xuất khẩu 2 tỷ USD trong năm 2013. Trước đó, năm 2012, kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt hơn 1,5 tỷ USD. Thị trường chủ yếu của sắn Việt Nam là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines…

Đồng tình với ý kiến trên, ông Đỗ Thanh Hòa - Giám đốc Sở Công Thương Tây Ninh cũng cho rằng, do diện tích sắn tăng mạnh trong những năm qua giúp nguồn nguyên liệu cho chế biến dồi dào, các doanh nghiệp do đó có cơ hội ép giá nông dân. “Để hài hòa lợi ích đôi bên, doanh nghiệp chế biến và người nông dân sản xuất sắn nguyên liệu cần có thỏa thuận hợp tác rõ ràng, cụ thể. Các vùng nguyên liệu dựa vào nhu cầu của doanh nghiệp để phát triển diện tích, sản lượng…” - ông Đỗ Thanh Hòa cho biết.

Ngoài ra, theo đại diện một số doanh nghiệp, phần lớn sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam hiện nay chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, giá cả bấp bênh.

Do đó, để phát triển bền vững trong thời gian tới, theo nhiều chuyên gia, các doanh nghiệp cần đầu tư tìm kiếm thị trường mới, tránh phụ thuộc vào Trung Quốc như hiện nay.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Trồng Thủy Sản Cần Tuân Thủ Lịch Thời Vụ Nuôi Trồng Thủy Sản Cần Tuân Thủ Lịch Thời Vụ

Ông Nguyễn Thuận (tổ dân phố Hậu Phước, phường Ninh Hà) cho biết: “Nuôi tôm trái vụ nếu gặp thời tiết thuận lợi thì có lãi, nhưng gặp mưa bão thì mất trắng. Cũng vì sự bấp bênh ấy mà người dân không dám thả nuôi nhiều”. Năm 2013, 2 vụ nuôi chính, gia đình ông Thuận thua lỗ hơn 100 triệu đồng. Sau đó, gia đình ông tiếp tục thả nuôi vụ phụ vào mùa đông với 15 vạn con tôm thẻ chân trắng, 6.000 con cua, 3.000 con cá dìa.

12/02/2015
Mùa Đánh Bắt Cá Bông Lau Mùa Đánh Bắt Cá Bông Lau

Cá bông lau là loài da trơn, thân mình thon dài, đuôi đỏ, chỉ đánh bắt trong môi trường tự nhiên nên cá được nhiều người ưa chuộng bởi thịt trắng, sạch, béo, mùi thơm đặc trưng và giàu dinh dưỡng. Loài cá này không dễ đánh bắt, ngày nay lại càng hiếm hơn khiến giá bán rất cao, từ 150.000 - 250.000 đồng/kg, có khi bắt được cá lớn bán được cả triệu đồng. Theo kinh nghiệm riêng, người đánh bắt xác định những vùng nước có ổ cá để giăng lưới, rồi nằm tài đợi cả đêm cũng như dân chạy xe ôm chờ khách.

12/02/2015
Tôm Hùm Giống Được Mùa, Giá Giảm Mạnh Tôm Hùm Giống Được Mùa, Giá Giảm Mạnh

Ngày 10-2, các chủ thu mua tôm hùm giống tại đường Hàm Tử, phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn cho biết, giá tôm hùm bông giống cao nhất là 370 nghìn đồng/con đối với tôm hùm bông từ đầu vụ thì nay đã giảm còn 170 nghìn đồng/con. Còn đối với tôm hùm xanh, dao động ở mức 70 nghìn đồng/con.

12/02/2015
Hiện Đại Hóa Tàu Cá Đánh Bắt Xa Bờ Hiện Đại Hóa Tàu Cá Đánh Bắt Xa Bờ

Vài năm trở lại đây, cùng với việc đầu tư mạnh trong việc đóng mới tàu cá công suất lớn để vươn khơi đánh bắt xa bờ, ngư dân trong tỉnh còn hiện đại hóa các thiết bị hỗ trợ, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngành kinh tế biển tiếp tục phát triển mạnh đứng vào tốp đầu cả nước.

12/02/2015
Nhìn Lại Sản Xuất Thủy Sản Năm 2014 Nhìn Lại Sản Xuất Thủy Sản Năm 2014

Năm 2014, sản xuất thủy sản của tỉnh Nam Định tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, sức cạnh tranh cao phù hợp với hệ sinh thái, khai thác tối đa lợi thế của địa phương; nâng cao năng lực khai thác xa bờ. Tổng sản lượng thủy sản cả năm đạt 110,4 nghìn tấn, tăng 9,5% so với năm 2013; trong đó sản lượng nuôi trồng đạt 65.900ha, sản lượng khai thác đạt 44.500ha.

12/02/2015