Sa Pa Trồng Mới Gần 30 Ha Đào Pháp

Thực hiện dự án mở rộng diện tích cây ăn quả ôn đới, năm 2013, huyện Sa Pa trồng mới được 29,4 ha đào Pháp tại các xã Sa Pả, Tả Phìn, Lao Chải, với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 400 triệu đồng.
Trong đó có 18,2 ha thực hiện theo dự án mở rộng diện tích cây ăn quả, thuộc vốn chương trình nông thôn mới, còn lại huyện chuyển từ dự án phát triển cây dược liệu sơn tra sang trồng đào Pháp, do điều kiện khí hậu không phù hợp để phát triển cây sơn tra.
Tham gia dự án trồng đào Pháp, nhân dân được hỗ trợ 100% cây giống, phân bón và được tập huấn, hỗ trợ khoa học kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cho tới khi có quả. Hiện nhân dân các xã đã chuẩn bị song đất và bắt đầu trồng cây, phấn đấu trồng hoàn thiện trong tháng 12 năm 2013.
Việc thực hiện mở rộng diện tích cây ăn quả ôn đới trên địa bàn huyện Sa Pa nhằm góp phần chuyển đổi kinh tế nông nghiệp, tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp. Đồng thời qua đó từng bước tạo nên thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân.
Có thể bạn quan tâm

Bà con 2 thôn Phú Sơn Nam và Phú Sơn 1, xã Hoà Khương, huyện Hoà Vang (Đà Nẵng) đang thu hoạch đợt cuối vụ đậu xanh cao sản, lần đầu tiên đưa vào SX trên vùng đất khô hạn theo chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong vòng 70 ngày kẻ từ khi tra hạt, đậu cho năng suất hơn 2 tấn/ha. Với giá 22 nghìn đồng/kg, người trồng thu hơn 40 triệu đồng/ha, cao gần gấp 2 lần trồng lúa.

17 hộ nuôi cá lồng trên dòng Kênh Than - nơi giao nhau với vịnh Nghi Sơn, thuộc xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) đang đứng ngồi không yên bởi hiện cá chết hàng loạt. Mấy ngày qua, có người đã phát ốm vì thất thu hàng trăm triệu đồng, lâm vào cảnh nợ nần chồng chất.

So với thời điểm sau Tết Nguyên đán, giá đậu phộng do nông dân huyện Tri Tôn (An Giang) canh tác ở vùng ruộng trên giảm gần 100.000 đồng/giạ (tương đương 40 lít).

Những ngày cuối tháng 7, các vùng quê huyện Gio Linh và Cam Lộ (Quảng Trị) đang vào mùa thu hoạch bơ. Nông dân rất phấn khởi vì vụ bơ năm nay được mùa, cho thu nhập cao.

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi thủy sản ở tỉnh Nam Định đã và đang có bước phát triển mạnh. Nghề nuôi thủy sản đang chuyển dần từ nuôi quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh, nuôi công nghiệp với quy mô lớn, tạo ra sản phẩm tập trung có giá trị kinh tế và xuất khẩu. Trong 6 tháng đầu năm 2013, toàn tỉnh đã nuôi thả 15.567ha, trong đó nuôi nội đồng 9.410ha, nuôi mặn lợ 6.159ha.