Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Rút kinh nghiệm kỹ thuật nuôi tôm 2 giai đoạn

Rút kinh nghiệm kỹ thuật nuôi tôm 2 giai đoạn
Ngày đăng: 19/10/2015

Đây là quy trình đã được áp dụng từ nhiều năm trước, nhưng giai đoạn nuôi trong ao ương dưỡng ngắn nên khi đưa sang ao nuôi không hiệu quả.

 Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) rút kinh nghiệm kỹ thuật nuôi tôm 2 giai đoạn.

Tại các mô hình nuôi tôm sú 2 giai đoạn ở xã Gia Hòa 2 và Hòa Tú 1 đã mang lại hiệu quả cao, được ngành chuyên môn tổ chức hội thảo để nhân rộng.

Theo kinh nghiệm rút ra đối với quy trình nuôi của anh Huỳnh Minh Trữ, thì ương dưỡng tôm giai đoạn đầu từ 45 đến 50 ngày mới đưa sang ao nuôi thì tôm phát triển nhanh và hạn chế được bệnh.

Anh Trữ cho biết: “Trong quá trình nuôi tôm tôi đều thực hiện theo các bước: Ban đầu tôi nuôi trong ao ương khoảng 45 ngày rồi mới chuyển tôm sang ao nuôi.

Khi nuôi tôi không chài, hoặc kéo lưới để chuyển tôm sang ao nuôi của bước tiếp theo, mà tôi đặt nò để chuyển ao.

Cách làm này tôi thấy rất hiệu quả, tỉ lệ tôm hao hụt thấp, hạn chế được dịch bệnh”.

Nuôi tôm giai đoạn 1 trong ao ương dưỡng với diện tích nhỏ, nên việc quản lý chặt chẽ hơn, xử lý ao cũng ít tốn chi phí hơn, đặc biệt đây là giai đoạn tôm rất mẫn cảm với bệnh, nếu thời gian này kéo dài sau 45 ngày thì tôm đã vượt qua giai đoạn thường mắc các bệnh nguy hiểm do đã có sức đề kháng cao.

Kỹ sư Liễu Nghĩa Tín, Phó Trạm Khuyến nông huyện Mỹ Xuyên, cho biết: “Bà con chú ý nên thả tôm nuôi vào thời điểm nhiệt độ thấp để tôm khỏe, chăm sóc cho tôm khỏe thì mới tiến hành chuyển ao và trong quá trình chuyển sang ao nuôi mới nên bổ sung khoán cho tôm.

Trong giai đoạn này tôm thường hay bị bệnh đốm trắng, đỏ thân, nhưng nhờ ao ương nhỏ nên xử lý dễ dàng, ít tốn chi phí, đến sau 45 ngày đưa sang ao nuôi tôm sẽ lớn nhanh vì môi trường nước mới, điều kiện thoáng hơn”.

Vấn đề mà người nuôi lưu ý là bước chuyển từ ao ương sang ao nuôi, bởi biện pháp thuần nguồn nước giữa ao nuôi và ao ương không đảm bảo thì tôm nuôi sẽ bị sốc môi trường do các yếu tố giữa 2 ao khác nhau.

Các biện pháp chuyển tôm từ ao ương dưỡng sang ao nuôi cũng phải hết sức chú ý khi thời tiết giảm thấp, không nên sử dụng biện pháp chài, kéo như trước đây.

Kỹ sư Liễu Nghĩa Tín, Phó Trạm Khuyến nông huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng), lưu ý thêm: “Trước khi sang ao bà con phải đo môi trường, đo độ pH trong nước để tôm không bị sốc, không nên sử dụng biện pháp chài, kéo lưới để bắt tôm sang ao mà nên sử dụng các biện pháp chuyển từ từ như đặt nò, đặt lú… để tôm không bị sốc”.

Kỹ thuật mới trong nuôi tôm ở giai đoạn 2, người nuôi nên hạn chế dùng chài, lưới kéo tôm khi sang ao

Trước tình hình bệnh trên tôm nuôi còn diễn biến phức tạp, thì biện pháp nuôi tôm theo quy trình 2 giai đoạn mà bà con ở Mỹ Xuyên áp dụng có thể giảm được tính rủi ro, chi phí nuôi cũng giảm từ 30% đến 40%, đây là quy trình ngành nông nghiệp huyện Mỹ Xuyên khuyến cáo cho những năm tiếp theo.


Có thể bạn quan tâm

Chung Lo Cùng Sầu Riêng Khánh Sơn Chung Lo Cùng Sầu Riêng Khánh Sơn

Đất không nghèo, nhưng suốt cả một thời gian dài, người dân Khánh Sơn (Khánh Hoà) hằng đau đáu trước câu hỏi lấy cây trồng nào làm chủ lực? Rồi cây sầu riêng có mặt, mở ra một hướng đi mới cho chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở địa phương. Song, việc xây dựng và giữ gìn thương hiệu sầu riêng Khánh Sơn hiện vẫn rất gian truân.

25/11/2013
Nông Dân Dồn Sức Chăm Sóc Trái Cây Bán Tết Nông Dân Dồn Sức Chăm Sóc Trái Cây Bán Tết

Hàng năm, vào những ngày này nông dân trồng cây ăn trái lại dồn sức chăm sóc, bón phân, xử lý vườn cây ăn trái để cung cấp những trái cây chất lượng tốt nhất phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.

25/11/2013
Không Thể Làm Nông Nghiệp Theo Kiểu Không Thể Làm Nông Nghiệp Theo Kiểu "Mạnh Ai Nấy Làm"

Công ty cổ phần phát triển công nghệ sinh học Dona - Techno (TX. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) là doanh nghiệp đầu tiên trong cả nước áp dụng thành công mô hình sản xuất trái sầu riêng sạch để đưa vào thị trường Mỹ - thị trường rất khó tính với nông sản nhập khẩu. Dona - Techno cũng là đơn vị đầu tiên trong tỉnh mạnh dạn đầu tư thiết kế vùng nguyên liệu sầu riêng lên đến 6 ngàn hécta tại 4 tỉnh: Đồng Nai, Đắk Nông, Lâm Đồng, Đắk Lắk. Gắn bó với Dona - Techno từ những ngày đầu thành lập, ông Nguyễn Phú Cường, Giám đốc công ty, cho biết với áp lực hội nhập ngày một sâu rộng, không thể làm nông nghiệp theo kiểu tư duy “mạnh ai nấy làm”.

25/11/2013
Trồng Dừa Xiêm Trên Đất Mặn Trồng Dừa Xiêm Trên Đất Mặn

Tại các xã Phú Hội, Long Thọ (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) đã phát triển được hơn 20 hécta dừa xiêm lùn. Loại cây này mang lại sức sống mới cho vùng đất nhiễm mặn ven kênh rạch, vốn không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

25/11/2013
Tỷ Phú Cá Lồng Tỷ Phú Cá Lồng

Ông sinh ra và lớn lên tại vùng biển nghèo khó, thừa cát trắng, thiếu cơm ăn. Nhưng giờ đây, sau bao năm vật lộn với miền gió bụi, cát bay, ông đã trở thành tỷ phú nhờ nuôi cá lồng.

26/11/2013